Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

Hé lộ tình tiết mới về kho vàng 4.000 tấn


Trong quá trình khoan, đơn vị thăm dò đã phát hiện nhiều mũi khoan rỗng, dấu hiệu cho thấy có hiện vật ở khu vực núi Tàu
 
 
Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã tiếp tục kí quyết định, cho phép gia hạn việc thăm dò kho báu tại núi Tàu (Phước Thể, Tuy Phong) đến hết ngày 30/6/2013.

Căn cứ để gia hạn được xác định dựa trên một số tình tiết mới mà các cộng sự của cụ Trần Văn Tiệp vừa cung cấp.

Báo Thanh niên dẫn lời một cộng sự của cụ Tiệp cho biết đội thăm dò đã phát hiện những vết dị hẹp bất thường hình khối kéo dài phía đông núi Tàu.

Một góc khu vực núi Tàu, nơi được cho là đang cất giấu kho vàng 4.000 tấn (Ảnh: NLĐ)
 
Các dãy dị hẹp này cho thấy có nhiều khối kim loại. Dù chưa rõ đây là kim loại gì song có thể khẳng định không phải kim loại trong tự nhiên xếp theo từng lớp.

Cũng trên báo này, anh Trần Phương Hồng, con trai út cụ Tiệp cho biết thêm, tại nhiều điểm, mũi khoan khoan tới 70m vẫn chưa chạm tới cửa hang, nhưng cũng có điểm lại báo bề mặt lớp kim loại rất gần mặt đất.

 Báo Người lao động cũng dẫn nguồn tin từ Sở VH-TT&DL Bình Thuận cho hay, trong quá trình khoan, đơn vị thăm dò đã phát hiện nhiều mũi khoan rỗng - dấu hiệu cho thấy có hiện vật ở khu vực núi Tàu.

Những tình tiết mới này được cho là căn cứ xác đáng để khẳng định sự tồn tại của kho báu tại núi Tàu mà cụ Tiệp đã theo đuổi tìm kiếm suốt mấy chục năm qua.

Tuy nhiên trong cuộc trao đổi mới nhất với Đất Việt, TS. Vũ Văn Bằng – người từng được cụ Tiệp mời vào núi Tàu khảo sát nhận định, việc kho báu được chôn giấu tại đây rất khó xảy ra.

TS. Bằng phân tích, tại thời điểm khảo sát, ông cùng các cộng sự đã sử dụng phương pháp địa bức xạ để đo từ đỉnh xuống chân núi.

Theo đó đã tìm thấy 3 vị trí khe và hốc của núi đá, trong đó có 2 khe tương đối lớn, chứ không phải là hầm. Tại đây, máy cũng phát hiện có tín hiệu của vàng, nhưng khi đào ra thì hốc nhẵn thín chứ không còn vàng.

“Như vậy tín hiệu cho thấy khu vực này chỉ là bị nhiễm vàng”, TS. Bằng nói.

Ngoài ra theo TS. Bằng, việc phát hiện được hài cốt tại khu vực này cũng cho thấy đã có cuộc thanh toán và đào bới tại đây. Do đó việc tồn tại kho vàng 4.000 tấn là điều không thể.

Thêm một căn cứ khác được báo Thanh niên đưa ra, khu vực núi Tàu được hình thành từ đá hệ tầng Nha Trang, chúng rất cứng, rất khó để có thể đào được một cái hang rộng hàng trăm m3 bằng thủ công để chứa kho báu vào thời kỳ cách đây gần 70 năm.
 
 

 

 

Doanh nghiệp ngoại coi nhân lực Việt là lực cản


Có tới 66% người sử dụng lao động nước ngoài không hài lòng với chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam, trong khi con số này ở các doanh nghiệp trong nước là 36%.
Thông tin đưa ra từ cuộc khảo sát giữa Ngân hàng thế giới (WB) và Viện Nghiên cứu Quản lý Trung ương (CIEM) một trong những đơn vị nghiên cứu hàng đầu tại Việt Nam, với sự tham gia của 350 công ty thuộc lĩnh vực sản xuất và dịch vụ tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

Theo báo cáo này, thiếu hụt lao động có kỹ năng đều là trở ngại đối với cả doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước.

Hơn 60% các công ty nước ngoài nhận xét lực lượng lao động có sẵn gây trở ngại trong quá trình sản xuất của họ, trong đó gần 30% các công ty coi đây là trở ngại lớn. Với công ty trong nước, tỷ lệ trên lần lượt là 40% và gần 17%.

Với lao động được đào tạo nghề, 31% công ty nước ngoài được hỏi đánh giá lực lượng này là trở ngại lớn với họ. Con số trên với các công ty trong nước là gần 23%.

Nhóm khảo sát đã xem xét các kỹ năng mà nhà tuyển dụng mong muốn ở ứng viên như khả năng đọc hiểu, tính toán, làm việc nhóm, trình bày, giải quyết vấn đề, làm việc độc lập, ngoại ngữ.

Trong các lĩnh vực nghề nghiệp, lĩnh vực lao động kỹ thuật chiếm tỷ lệ cao nhất, khi có tới 82% người sử dụng lao động phàn nàn ứng viên thiếu kĩ năng.

Các lĩnh vực bị than phiền nhiều gồm: quản lý (71%), văn phòng (57%), dịch vụ - bán hàng (46%),v.v...

"Những kỹ năng được sử dụng nhiều nhất" khác nhau giữa người lao động có kỹ năng cao với người lao động có kỹ năng thấp.

Nếu như hầu hết các kỹ năng đều được người lao động có kỹ năng cao sử dụng đồng đều thì với người lao động có kỹ năng thấp hơn, chỉ có "làm việc nhóm" là kỹ năng được sử dụng nhiều nhất với tỷ lệ 87-88%. Các kĩ năng khác như Ngoại ngữ, giải quyết vấn đề, trình bày, viết được người lao động kỹ năng thấp sử dụng rất ít, chỉ trên dưới 20% người lao động sử dụng đến.

Tầm quan trọng của các kỹ năng đối với người lao động có kỹ năng cao
 
Kỹ năngCông ty nước ngoàiCông ty trong nước
KT cho công việc3,4/42,75/4
Giải quyết vấn đề 2,35/42,5/4
Tư duy phê phán & sáng tạo2,0/42,0/4
Lãnh đạo1,7/43/4
Làm việc độc lập1,25/40,7/4
Làm việc nhóm1,2/40,5/4
Giao tiếp1,1/42/4
Tính toán0,7/40,6/4
Ngoại ngữ0,7/40,2/4
Đọc - Viết0,4/40,2/4
Quản lý thời gian0,35/40,2/4


"Phá hủy sáng tạo"

Theo ông Christian Bodewig, Chuyên gia Kinh tế cao cấp và Ðiều phối viên Quốc gia về Phát triển Con người của WB tại Việt Nam: “Sự thiếu hụt kỹ năng là điều bình thường trong các nền kinh tế đang phát triển cùng với sự “phá huỷ sáng tạo”.

Còn ông Vũ Tuấn Anh, GĐ điều hành Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lí (VIM) không bất ngờ trước những số liệu của WB. Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo cho doanh nghiệp và các tổ chức lớn ở trong và ngoài nước đồng thời cũng là người sử dụng lao động, ông Tuấn Anh phân tích:

“20 năm sau khi chuyển đổi mô hình kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam đều dựa trên giá rẻ: từ giá nhân công, nguyên vật liệu,…Nhưng mô hình kinh doanh giá rẻ như vậy không phù hợp nữa. Nếu chỉ làm như vậy chúng ta sẽ chỉ tự kéo nhau đi xuống. Đây là lối đi không lối thoát cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Phải hướng tới mô hình giá trị gia tăng hay đầu ra cao hơn tức phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt.

Không thể nhìn lương để nói đắt hay rẻ mà phải lấy hiệu số đầu ra trừ cho đầu vào để tính toán hợp lý. 2 triệu trả cho công nhân cũng có thể đắt khi họ làm không tốt. Nhưng 20 triệu cũng có thể coi là rẻ vì họ sản xuất ra sản phẩm có giá trị đến cả trăm triệu đồng”.

Theo ông Tuấn Anh: “Doanh nghiệp (DN) chê người lao động thiếu kỹ năng nhưng SV tốt nghiệp ra trường ai là người được hưởng lợi đầu tiên? Đó chính là các DN. Họ phải chủ động, bỏ tiền đầu tư cho nhân viên của mình.

Nếu nhân lực kém tất nhiên ảnh hưởng đến các trường đào tạo (lượng học sinh-SV vào ít hơn, thu nhập ít hơn). Song DN mới là người đầu tiên gánh hậu quả. Nhân lực thấp dẫn tới năng suất thấp.

Doanh nghiệp của chúng ta đang xây dựng trên mô hình kinh doanh giá rẻ chứ không phải dựa trên mô hình có năng suất cao. Nếu hướng đến năng suất cao thì phải đào tạo cho nhân viên là hiển nhiên. Ví dụ Công ty thép Posco của Hàn Quốc họ hoạt động trên mô hình người lao động phải có năng suất cao, chuyên nghiệp. Họ xây dựng hẳn một trường để đào tạo”.

Cách làm đơn giản hơn, theo ông Tuấn Anh: “Thay vì đào tạo kỹ năng cho 1.000 cán bộ công nhân viên, công ty chỉ cần tập trung phát triển năng lực cho 3-4 chuyên viên nhân sự. Làm sao để họ trở thành những giảng viên có chuyên môn giỏi. Đến đây họ sẽ tự động phát triển nguồn nhân sự phía dưới họ. Số lượng đó chỉ khoảng từ 200.000 đến 250.000 trên toàn VN. So với hàng triệu lao động, con số trên là rất nhỏ.

Bài toán sẽ đơn giản hơn nhiều so với bỏ số tiền lớn để đào tạo cùng lúc cho 1000 cán bộ công nhân viên.

Về phía người lao động vấn đề quan trọng là họ phải tự cứu mình, phải tự học. Các DN phải tạo môi trường để kích thích người lao động tự học và phải làm có hệ thống, bài bản”.

  • Nguyễn Thảo - Văn Chung

Doanh nghiệp cần kĩ năng gì ở nguồn nhân lực?


 Người sử dụng lao động đang tìm kiếm những kỹ năng nghề nghiệp gì? Câu trả lời có thể không như những gì bạn nghĩ.

SV trường ĐH Điện lực trong một giờ thực hành. Ảnh: Ngân hàng Thế giới

Tháng trước, chúng tôi đã hỏi ý kiến bạn đọc về việc liệu lực lượng lao động Việt Nam đã sẵn sàng cho tương lai hay chưa. Việc phát triển một lực lượng lao động có tay nghề cao đáp ứng cho một nền kinh tế công nghiệp hóa vào năm 2020 đã được khẳng định là một trong những ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, khi mà đất nước đã gia nhập nhóm các nước có thu nhập trung bình trên thế giới.

Không có gì ngạc nhiên khi vấn đề cải cách giáo dục được đề cập đến nhiều trong các cuộc họp gần đây của Ban chấp hành Trung ương Đảng. Tuy nhiên, giáo dục cũng là vấn đề đang được bàn luận sôi nổi trong dân chúng và đã được đề cập đến trong một thảo luận luận trực tuyến về phát triển nguồn nhân lực do Ngân hàng Thế giới và VietnamNet tổ chức.

Dưới đây là các phản hồi của tôi về một số câu hỏi và ý kiến của bạn đọc.

Bạn đọc Nguyễn Văn Hưng đã đặt câu hỏi về vấn đề mà rất nhiều độc giả khác đang quan tâm.

Đó là các tiêu chí cho một lực lượng có tay nghề cao là gì? Nói cách khác, lực lượng lao động Việt Nam cần chuẩn bị những kỹ năng nghề nghiệp nào cho hiện tại và cho thập kỷ sắp tới? Để tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi này, theo tôi cần bắt đầu bằng việc lắng nghe xem những người sử dụng lao động nói gì.

Ngân hàng Thế giới cùng với Viện Nghiên cứu Quản lý Trung ương (CIEM), một trong đơn vị nghiên cứu hàng đầu tại Việt Nam, gần đây đã tiến hành một cuộc khảo sát với sự tham gia của 350 công ty thuộc lĩnh vực sản xuất và dịch vụ tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Khảo sát tập trung tìm hiểu ý kiến của người sử dụng lao động về các kỹ năng nghề nghiệp hiện nay lực lượng lao động của họ đang có và những kỹ năng mà họ đang tìm kiếm.

Tư duy phê phán, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm

Các kết quả tìm thấy có thể không như những gì bạn nghĩ.

Thứ nhất, những người sử dụng lao động nói rằng họ không cảm thấy hài lòng với chất lượng về giáo dục và tay nghề của lực lượng lao động hiện có, đặc biệt là của các kỹ sư và các kỹ thuật viên. Điều này đặc biệt thể hiện rõ ở các doanh nghiệp sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam sang một nền kinh tế công nghiệp hóa tiên tiến: đó là các công ty sáng tạo và xuất khẩu.

Thứ hai,
những người sử dụng lao động cho biết họ không chỉ tìm kiếm các kỹ năng kỹ thuật, chẳng hạn như khả năng thực hành của một thợ điện. Người sử dụng lao động cũng tìm các kỹ năng mà giới chuyên môn gọi là “nhận thức” và “xã hội”, hoặc “hành vi”. Ví dụ, bên cạnh các kỹ năng kỹ thuật cụ thể cho công việc, tư duy phê phán là kỹ năng cần có nhất đối với giới công chức, văn phòng và quản lý, tiếp theo đó là các kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng giao tiếp. Các kỹ năng làm việc theo nhóm và giải quyết vấn đề là các kỹ năng quan trọng đối với giới công nhân.

Điều này có ý nghĩa gì đối với cải cách giáo dục?

Các kết quả điều tra giúp chúng ta hiểu được ba vấn đề quan trọng.

Thứ nhất, chiến lược phát triển kỹ năng nghề nghiệp của Việt Nam cần không chỉ nhìn vào lĩnh vực đào tạo kỹ thuật và đào tạo nghề và giáo dục đại học. Các kỹ năng tư duy phê phán hoặc làm việc theo nhóm thường được học từ sớm hơn nhiều - ở các bậc mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở. Đúng là các trường kỹ thuật, dạy nghề và các trường đại học cần trang bị cho các kỹ thuật viên và kỹ sư tương lai các kỹ năng lý thuyết và thực hành cần thiết cho công việc của họ - và các trường cao đẳng và đại học ở Việt Nam vẫn có thể làm tốt hơn nữa điều này. Nhưng chỉ thế thôi chưa đủ. Những gì mà lớp trẻ học được, hoặc chưa học được ở bậc giáo dục phổ thông cũng quan trọng đối với những người sử dụng lao động .

Thứ hai
, những người sử dụng lao động đang đưa ra một thông điệp dành cho các giáo viên và các cán bộ quản lý ở bậc tiểu học và trung học cơ sở: Các kỹ năng tư duy phê phán, giải quyết vấn đề và giao tiếp không phải là các kỹ năng có thể thu nhận được bằng cách học thuộc lòng - giáo viên giảng bài, học sinh chép bài – một thực tế ở rất nhiều trường học của Việt Nam. Nếu hệ thống giáo dục của Việt Nam muốn đem đến những kỹ năng nghề nghiệp mà những người sử dụng lao động mong muốn, phương pháp giảng dạy sẽ cần phải thay đổi.

Thứ ba, quan điểm của những người sử dụng lao động Việt Nam rất giống với quan điểm của những người sử dụng lao động ở các nước có nền kinh tế thu nhập cao hoặc trung bình cao. Nếu chúng ta hỏi những người sử dụng lao động tại Anh và Đức, họ sẽ nói rằng các kỹ năng tư duy phê phán và giao tiếp là các kỹ năng thường được đòi hỏi nhưng lại hay thiếu ở người lao động. Điều này có nghĩa là, bằng cách định hướng lại hệ thống giáo dục để tập trung nhiều hơn vào giảng dạy các loại kỹ năng này, Việt Nam sẽ được chuẩn bị được cho bị những kỹ năng nghề nghiệp không bao giờ bị lỗi thời.

Bạn đọc M Đồng hỏi rằng Việt Nam cần áp dụng chiến lược nào cho phát triển kỹ năng nghề nghiệp để chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp hóa?

Câu hỏi này thừa nhận một thực tế là ở Việt Nam hiện nay vẫn có một phần lớn lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Ngoài ra, nguồn lao động dồi dào và tương đối rẻ của Việt Nam vẫn còn là một lợi thế so sánh trong sản xuất. Vậy đây chính là thời điểm phù hợp để tập trung vào các kỹ năng nghề nghiệp cho một nền kinh tế công nghiệp hóa? Đúng vậy. Nền kinh tế của Việt Nam, của các nước láng giềng và của các đối thủ cạnh tranh đang thay đổi nhanh chóng. Đã có các ý kiến cho rằng Trung Quốc đang mất dần vị thế là quốc gia chuyên sản xuất các sản phẩm chi phí thấp cho toàn cầu. Mức lương tăng ở các quốc gia Đông Nam Á là một dấu hiệu cho thấy các việc làm chi phí thấp, tay nghề thấp sẽ mất đi nhanh chóng hơn so với việc xây dựng một lực lượng lao động được giáo dục và đào tạo phù hợp cho các việc làm kỹ thuật cao. Nếu Việt Nam muốn đi trước đón đầu thì đây là thời điểm phù hợp để bắt đầu hành động.

Nên bắt đầu từ đâu?

Rất nhiều bạn đọc hỏi rằng vậy cần bắt đầu từ đâu để cải thiện kỹ năng nghề nghiệp của lực lượng lao động?

Cải cách giáo dục cần tập trung vào các mục tiêu nào? Cải cách giáo dục thường khó đạt được thành công nếu nó đến từ chỉ thị của các quan chức chính phủ. Kinh nghiệm từ khắp nơi trên thế giới cho thấy rằng các cải cách giáo dục cơ bản cần thiết để chuẩn bị lực lượng lao động Việt Nam cho tương lai đòi hỏi một cuộc thảo luận mở trong xã hội, có sự tham gia của các doanh nghiệp, các trường phổ thông và các trường đại học, cha mẹ và học sinh, các cơ quan có thẩm quyền các cấp.

Thảo luận này cần được bắt đầu với diễn đàn dành cho những người sử dụng lao động để truyền đạt về những gì họ đang tìm kiếm và để đảm bảo tất cả mọi người đều nhận được thông điệp này: Tư duy phản biện, kỹ năng giao tiếp và làm việc theo nhóm là các kỹ năng cần thiết cho tương lai.

  • Christian Bodewig (Ðiều phối viên Quốc gia về Phát triển Con người của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam)
Bộ trưởng gửi thư tới các thầy cô giáo


 Thư gửi các Thầy giáo, Cô giáo, Cán bộ, Công chức, Viên chức các Trường của Ngành Thông tin và Truyền thông nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2012.

Các Thầy giáo, Cô giáo, Cán bộ, Công chức, Viên chức
các Trường của Ngành Thông tin và Truyền thông thân mến!


Nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2012, thay mặt Ban Cán sự Đảng và Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, tôi thân ái gửi tới các Thầy giáo, Cô giáo cùng toàn thể Cán bộ, công chức, viên chức các Trường của Ngành lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
Trong năm học 2011 - 2012, các Trường của Ngành đã có nhiều cố gắng vượt qua khó khăn, tiếp tục vươn lên đạt nhiều kết quả tốt. Nội dung chương trình đào tạo được đổi mới; ngành, nghề đào tạo được mở rộng; chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của các Trường được từng bước nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của Ngành và xã hội. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã được ứng dụng có hiệu quả trong công tác quản lý, đào tạo và sản xuất kinh doanh. Năm vừa qua, mặc dù nền kinh tế cả nước còn gặp rất nhiều khó khăn thách thức, nhưng ngành Thông tin và Truyền thông vẫn tiếp tục phát triển và đạt được những thành tựu quan trọng. Trong thành tích chung đó có sự đóng góp xứng đáng của các Trường trong Ngành, mà trước hết là đội ngũ các Thầy giáo, Cô giáo - những người luôn miệt mài, tận tuỵ vì học sinh, sinh viên thân yêu, phấn đấu hết mình cho sự nghiệp trồng người. Bộ Thông tin và Truyền thông luôn trân trọng và đánh giá cao công lao to lớn đó.
Trong giai đoạn tới, tôi rất mong các Trường của Ngành quán triệt sâu sắc Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị Trung ương 6 (Khóa XI): “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, để tiếp tục đổi mới và phát triển nhà trường ngày càng vững mạnh, toàn diện. Đây là công việc to lớn, quan trọng, đòi hỏi các Thầy giáo, Cô giáo, cán bộ, công chức, viên chức các Trường phải nêu cao hơn nữa tinh thần đoàn kết, phát huy truyền thống, ý chí sáng tạo để thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của Ngành Thông tin và Truyền thông nói riêng.
Với những kết quả, thành tích đã đạt được trong năm học vừa qua, tôi tin tưởng rằng các Trường của Ngành sẽ tiếp tục thực hiện tốt phong trào thi đua “Dạy tốt và Học tốt” gắn với việc đẩy mạnh “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2012-2013.
Chúc các Thầy giáo, Cô giáo, Cán bộ, Công chức, Viên chức các Trường của Ngành dồi dào sức khỏe, hạnh phúc, thành công trong cuộc sống và công tác.

Chào thân ái !

  • TS. Nguyễn Bắc Son
Phút cảm động rơi nước mắt của Bộ trưởng Giáo dục


- “Có nhà sư dạy tốt không kém thậm chí hơn nhiều nhà giáo, kể cả về đạo đức. Dịp rảnh tôi vào nghe các thầy dạy. Họ không biết tôi là ai. Nghe xong lên hỏi chuyện mà rơi nước mắt. Để thấy rằng học sư phạm có khi giảng không hay, không chạm được đến trái tim học trò” – Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trải lòng.
Sáng 19/11, Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã thăm hỏi các cháu nhỏ tại Lớp học hy vọng ở BV Nhi Trung ương.
"Mỗi cháu ở đây là một câu chuyện cảm động. Có cháu trước rất nhút nhát, giọng nói không rõ. Sau khi điều trị, giọng nói cháu tốt hơn. Đến lớp học cháu tự tin hẳn lên, hay hát và không muốn rời xa các bạn” - Giám đốc BV Nhi Trung ương Nguyễn Thanh Liêm cho hay.
Xúc động trước tình cảm của những nhà hảo tâm hết lòng giúp đỡ các cháu nhỏ mắc bệnh hiểm nghèo có cơ hội học tập miễn phí, Bộ trưởng trải lòng:
“Có nhà sư dạy tốt không kém thậm chí hơn nhiều nhà giáo, kể cả về đạo đức. Dịp rảnh tôi vào nghe các thầy dạy. Họ không biết tôi là ai. Nghe xong lên hỏi chuyện mà rơi nước mắt. Để thấy rằng học sư phạm có khi giảng không hay, không chạm được đến trái tim học trò....."
Bộ trưởng cũng gửi lời cảm ơn các thầy cô đã quan tâm tới việc học của các cháu.
Hình ảnh Bộ trưởng Phạm Vũ Luận tới thăm Lớp học hy vọng tại BV Nhi Trung ương sáng 19/11:


Thăm lớp học hy vọng, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận gửi lời cảm ơn các thầy cô đã tận tình dạy dỗ các cháu nhỏ mắc bệnh hiểm nghèo



Bộ trưởng chúc các cháu “chăm ngoan học giỏi, vui vẻ, nghe lời cha mẹ và các cô bác ở bệnh viên. Chúc các cháu sớm vượt qua bệnh tật”



Mỗi cháu bé ở lớp học hy vọng đều có những hoàn cảnh khó khăn, vì phải điều trị bệnh mà dở dang việc học




Vết đau ở tay hay cơ thể không ngăn được ước mơ đến lớp của các em


Bộ trưởng phát sữa cho từng em nhỏ


Một bé muốn uống luôn, Bộ trưởng cũng dừng lại bóc hộp cho cháu

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012

Phát hoảng vì đắp bùn làm đẹp bị nhiễm giun móc chó

Phát hoảng vì đắp bùn làm đẹp bị nhiễm giun móc chó


Khi có cơ hội, ấu trùng giun móc chó, mèo ở trong đất có thể xuyên qua da người, di chuyển dưới da, tạo thành những đường đi ngoằn ngoèo có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Chúng có thể di chuyển vài cm mỗi ngày và gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu.

Ba nữ du khách từ TP.HCM đi nghỉ mát tại một resort ở Bình Thuận và được tư vấn đắp bùn rồi ủ người dưới cát để giải trừ… độc tố trong gan vì trong cát có muối khoáng, có chất nóng nên mới hút được độc. Sau chuyến du lịch trở về, ba nữ du khách bỗng phát ngứa một vài nơi. Đi khám, bác sĩ cho biết cả ba người bị nhiễm ấu trùng giun móc chó, mèo, vốn là bệnh nhiễm chỉ thường gặp ở trẻ 3-8 tuổi vì chúng thường chơi dưới đất, cát!

Tưởng giải độc ai ngờ mang bệnh

Chị NHM kể: “Sau khi du lịch trở về khoảng một tuần, tôi cảm thấy ngứa ở ống quyển chân như bị kiến cắn. Lấy tay gãi chỗ ngứa thì thấy nổi màu hồng hồng rồi có một vệt nhỏ như sợi chỉ di chuyển 1-2 cm/ngày dưới da nên tôi rất sợ. Tôi điện thoại hỏi spa thì họ nói bùn nhập từ Trung Quốc nên tôi càng sợ hơn”.

Điện thoại cho hai người bạn đi cùng chị M. mới biết một người bị đến hai chỗ: Đùi và ống quyển với các triệu chứng y như chị. Chị này đi khám được bác sĩ da liễu cho là bị côn trùng cắn hay giời leo và cho chị 10 ngày thuốc thoa và uống nhưng không khỏi. Người thứ ba cũng bị tương tự nhưng ở ngực.

“Chúng tôi đã đi khám tại BV ĐH Y Dược. Sau khi thăm khám và làm xét nghiệm, bác sĩ bảo chúng tôi bị mắc ấu trùng di chuyển và cho uống thuốc Ivermectin. Sau khi uống ba ngày thì chúng tôi thấy đỡ hẳn” - chị M. nói. Theo lời chị M., bác sĩ da liễu cho biết đây là ca bệnh hiếm gặp, đặc biệt là mắc trên ba người cùng lúc.

Hình ảnh ấu trùng giun móc chó, mèo chui vào di chuyển dưới da người. Ảnh: PLTP

Sống một thời gian trên người rồi chết

Chúng tôi đã liên hệ với BS Hoàng Văn Minh, Trưởng phòng khám Da liễu BV ĐH Y Dược TP.HCM - người điều trị cho ba nữ bệnh nhân trên, để xin trao đổi về chuyên môn nhằm cung cấp thông tin cho người dân biết khi tắm bùn, ủ cát nhưng BS Minh từ chối.

ThS-BS Đinh Nguyễn Huy Mẫn, phòng khám Ký sinh trùng BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM, nhận định: Qua lời kể của bệnh nhân và hình ảnh ghi được cho thấy đây là trường hợp bệnh ấu trùng di chuyển ngoài da do ấu trùng giun móc chó, mèo. Tên khoa học của loài giun này là Anylostoma caninum hay Ancylostoma braziliense. Theo đó, giun trưởng thành ký sinh trong đường tiêu hóa của chó, mèo, đẻ trứng và trứng sẽ theo phân ra ngoài. Trứng nở ra ấu trùng. Ấu trùng giun móc chó, mèo có thể sống trong môi trường đất ẩm, quanh nhà hoặc bùn sình. Bình thường ấu trùng có thể xuyên qua da chó, mèo để vào máu, về tim, về phổi và cuối cùng trưởng thành ở ruột non của chó, mèo để hoàn tất chu trình phát triển.

Khi có cơ hội, ấu trùng trong đất có thể xuyên qua da người, di chuyển dưới da, tạo thành những đường đi ngoằn ngoèo có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Chúng có thể di chuyển vài cm mỗi ngày và gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Do ấu trùng không thích nghi được trên cơ thể người nên chỉ sống được một thời gian rồi chết, hay bị đóng kén, gọi là ngõ cụt ký sinh.

“Bệnh thường xảy ra sau khi bệnh nhân tiếp xúc với đất cát bằng tay không hoặc chân trần. Thí dụ sau khi bệnh nhân dùng tay không để bón phân hay trồng trọt, sau khi đá bóng ngoài sân cỏ hoặc đi chân không những nơi thường có chó, mèo đi phân rồi lẫn trong đất cát... Cơ chế gây bệnh là do ấu trùng xuyên qua da, do vậy bệnh có thể phòng ngừa được bằng cách tránh tiếp xúc với đất cát bằng da trần, như phải mang giày dép, mang bao tay khi có những hoạt động có tiếp xúc với đất cát ẩm ướt, đặc biệt những nơi thường có chó, mèo qua lại và phóng uế” - BS Mẫn khuyến cáo.

Cũng theo BS Mẫn, trường hợp sau khi đắp bùn, ủ cát như nói trên mà bị bệnh, có khả năng trong bùn, cát có chứa ấu trùng giun móc chó, mèo.


Không điều trị vẫn khỏi

Đây là trường hợp nhiễm ấu trùng lạc chỗ, lạc chủ điển hình gây ra, thường gặp ở trẻ em 3-8 tuổi do hay chơi nghịch đất cát có lẫn ấu trùng giun móc chó, mèo. Bệnh không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều, chỉ gây ngứa do các chất tiết của ấu trùng. Nếu được điều trị đặc hiệu, bệnh khỏi nhanh và không để lại vết sẹo. Thuốc đặc trị là albendazole 800 mg/ngày. Không cần thiết phải dùng Ivermectin.

Nếu không điều trị, bệnh có thể tự khỏi sau ba tuần, để lại một vết da sậm màu. Đôi khi do ngứa, bệnh nhân gãi nhiều sẽ bị bội nhiễm, loét…

TS-BS TRẦN PHỦ MẠNH SIÊU, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM

Tại BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM, trung bình mỗi tháng có vài ca đến khám với triệu chứng ngoài da điển hình như trên. Thường kết quả xét nghiệm cho thấy tỉ lệ bạch cầu ái toan trong máu tăng khá cao, trên 20%. Để chẩn đoán đúng bệnh này, cần làm xét nghiệm huyết thanh miễn dịch (tìm kháng thể kháng ancylostoma caninum trong máu). Bệnh đáp ứng tốt khi điều trị bằng ivermectin liều duy nhất.

(Theo PLTP)

Vợ 'ngậm bồ hòn' chạy vạy, chữa trị cho bồ của chồng

Vợ 'ngậm bồ hòn' chạy vạy, chữa trị cho bồ của chồng


Vợ con đề huề, Ngôn vẫn thích “ăn phở”. Biết chồng cặp kè với người phụ nữ trẻ, chị H từng khuyên nhưng Ngôn ngấm ngầm ăn vụng, rồi gây chuyện với “phở”. “Ngậm bồ hòn làm ngọt”, chị H “xoay” 100 triệu đồng chạy chữa cho kẻ quyến rũ chồng mình...

Chuyện Nguyễn Đức Ngôn, SN 1975, trú tại thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, “ăn phở” và ghen ngược khiến dư luận “náo loạn”.
Trước đó, sáng 6/6/2012, Ngôn chở Lê Đình Toàn, SN 1994, quê Lạng Sơn, con nuôi của Ngôn, đến cửa hàng bán ắc quy ở TP  Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, mua 0,65 lít axít. Ngôn nói với Toàn, “dằn mặt” chị Nguyễn Thị T, SN 1981, quê Lạng Sơn. Toàn nghe vậy “hốt”, từ chối nhưng bị bố nuôi mắng. Sau khi ăn trưa, Ngôn cho gáo múc nước của gia đình và chai axit vào vỏ đựng cám con cò rồi mang đi giấu ở nghĩa trang gần nhà. 18g cùng ngày, Ngôn lấy “đồ”, cùng Toàn đến nhà trọ của chị T. Thấy chị T từ xóm trọ đi ra, Ngôn “nháy” con nuôi. Toàn phóng xe máy đuổi theo, vượt lên và hắt a xít. Chị T bị bỏng nặng, vết thương làm biến dạng khuôn mặt, thương tích lên tới 72,5%.
Chị H.

Chị T bị tấn công bất ngờ từ phía sau nên không nhận dạng được kẻ giấu mặt. Điều này khiến các điều tra viên gặp nhiều khó khăn. Lúc bị “sờ gáy”, Ngôn đã tạo chứng cứ ngoại phạm giả. Đáng nói, lời khai của Ngôn khớp với các nhân chứng. Như lời gã, lúc chị T bị hắt a xít, Ngôn ngồi ăn cơm cùng với chủ công trình. Nhưng Ngôn không thể ngờ, chiếc xe máy đã “tố” chủ của nó. Hết giờ làm, chị Nguyễn Thị H, vợ Ngôn, tìm xe về nhưng không thấy. Vợ Ngôn  phải quá giang bằng xe của người khác.

Ngôn đã phải thừa nhận, chị T là chốn ăn vụng từ 6 năm qua. Người phụ nữ này từng là đầu bếp, cơm nước cho cánh thợ của Ngôn. Chị T đã ly hôn và gửi con cho chồng nuôi. Gặp Ngôn ở Bắc Ninh, hai người đã “nên duyên”. Ngôn còn cùng “bồ” chung tiền xây một ngôi nhà ở quê chị T. Khi biết vợ tỏ tường chuyện “ăn vụng”, Ngôn xin cho “vợ hờ” làm công nhân một công ty ở tỉnh Bắc Ninh. Nhưng từ ngày chị T làm việc ở môi trường mới, Ngôn nổi máu ghen vì “người đàn bà của mình” kết giao với nhiều đàn ông. Vì chuyện này, họ thường cãi vã. Chị T đòi chấm dứt tình cảm, Ngôn cố níu giữ nhưng không được. Điều này khiến Ngôn cạn nghĩ, nuôi ý định hủy hoại nhan sắc của “bồ”. Xảy chuyện, chị T phải nằm viện, Ngôn còn tỏ ra lo lắng, sốt sắng thăm nom. Màn kịch của gã đàn ông hiểm ác khiến chị T không chút nghi ngờ.

Chị T bị bỏng nặng, đau đớn về thể xác và tinh thần nhưng người xót xa không kém là vợ của Ngôn. Chị H cay đắng vì bấy lâu, cùng làm với chồng mà vẫn bị Ngôn và chị T  “xỏ mũi”. Về cuộc hôn nhân của mình, chị H chia sẻ, chị gặp Ngôn ở đám cưới của một người bạn. Hai tháng tìm hiểu và yêu nhau, họ kết hôn. Ra ở riêng, Ngôn bận bịu và đi suốt vì giúp anh trai trông nom cánh thợ xây. Năm 2002, dành dụm được chút tiền, hai vợ chồng tách ra làm riêng. Người vợ này nhất mực tin tưởng khi chồng đưa tiền đều đặn, tỏ rõ là người bố có trách nhiệm. Gần đây, nghe đám thợ rỉ tai, Ngôn “cặp” với chị T, chị H giận tím mặt. Nhưng chị không làm to chuyện mà khuyên nhủ chồng. Chị cũng gặp kẻ thứ 3 phân tích điều hơn, lẽ thiệt. Ngôn từng hứa với vợ đặt dấu “chấm hết” với chị T. Sau lần đó, chị H theo chồng đi làm thợ phụ. Bên nhau như hình với bóng, ai dè, Ngôn vẫn “léng phéng”.

Bị bắt, Ngôn vẫn giảo ngôn. Gã đổ tội cho chị T cố níu kéo để vợ nguôi nỗi giận. “Với anh quan trọng nhất vẫn là gia đình. Nhiều lần anh đưa em đi chơi, cô ta cứ lồng lộn lên vì tức tối” – Ngôn nới với chị H. Những lời có cánh của Ngôn làm chị H nén nhịn. Không một lời oán thán người chồng bạc ác, chị H vay mượn khắp nơi, gom đủ 100 triệu đồng để chạy chữa cho chị T.
(Theo PL&XH)

Trông mặt mà bắt... “chuyện ấy”


Trong dân gian còn lưu truyền câu: “Hồng diện âm thủy; trường mi hạ tố mao; triết yêu âm huyệt hạ; trường túc bất chi lao” để nói về mối quan hệ giữa dáng hình (bề ngoài) với khả năng nhu cầu (bên trong) tình dục của người phụ nữ.
Theo đúng nghĩa đen của mấy câu trên, có thể hiểu là: Với người phụ nữ, mặt hồng hào thì “thủy diệt” tràn trề; lông mày rậm (dài) thì lông nhiều; eo thắt thì “cô bé” gần với “cửa sau” và chân dài thì “làm việc ấy” không biết mệt

Và ông cha xưa cho rằng, với những người phụ nữ có tướng mạo như vậy thường nhu cầu về tình dục rất mạnh mẽ và người xưa gọi là “tướng dâm”.
Ảnh minh họa (nguồn Internet)

Cho đến nay, chưa có một nghiên cứu khoa học đầy đủ về mối quan hệ giữa mặt hồng hào; lông mày dài, rậm; lưng eo và chân dài với khả năng nhu cầu tình dục của người phụ nữ. Tuy nhiên, có những bằng chứng cho thấy khi mặt ửng hồng là lúc phụ nữ có cảm xúc về việc ấy và khi đó nồng độ progesteron (nội tiết tố nữ) trong máu thường cao. Hiện tượng mặt ửng hồng cũng gặp khi phụ nữ “xấu hổ”.
Người ta cũng xác nhận đa mao (nhiều lông) có liên quan đến tình trạng hormon giới tính như trường hợp buồng trứng đa nang gây rậm lông ở phụ nữ. Vì thế người ta suy diễn những người phụ nữ có lông mi dài, rậm thì khả năng tình dục thường mạnh mẽ. Những người chân dài (trường túc) trong thực tế là những người có sức khỏe hơn người khác (đi bộ, lao động tốt). Họ đều là những người “mạnh mẽ”. Không phải chỉ có 4 tướng (hồng diện, trường mi, triết yêu, trường túc) mà Viên Liễu Trang thời xưa còn đưa ra 72 tướng để nói về người đàn bà có khả năng mạnh mẽ về quan hệ tình dục (tướng dâm) như: bì bạch như phấn (da trắng như phấn); nhục nhuyễn như miên (thịt mềm như bông); nhũ đầu chỉ địa (đầu vú chỉ xuống đất); hung cao điến kiêu (ngực ưỡn đít cong)... Trên đây là chuyện tướng hình và khả năng tình dục của phụ nữ, thực sự đúng sai ra sao, mỗi người cùng chiêm nghiệm.
(Theo SK&ĐS)

Ý kiến của bạn
Nội dung không quá 1000 từ