Hé lộ tình tiết mới về kho vàng 4.000 tấn
Trong quá trình khoan, đơn vị thăm dò đã phát hiện nhiều mũi khoan rỗng, dấu hiệu cho thấy có hiện vật ở khu vực núi Tàu
Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã tiếp tục kí quyết định, cho phép gia hạn việc thăm dò kho báu tại núi Tàu (Phước Thể, Tuy Phong) đến hết ngày 30/6/2013.
Căn cứ để gia hạn được xác định dựa trên một số tình tiết mới mà các cộng sự của cụ Trần Văn Tiệp vừa cung cấp.
Báo Thanh niên dẫn lời một cộng sự của cụ Tiệp cho biết đội thăm dò đã phát hiện những vết dị hẹp bất thường hình khối kéo dài phía đông núi Tàu.
Các dãy dị hẹp này cho thấy có nhiều khối kim loại. Dù chưa rõ đây là kim loại gì song có thể khẳng định không phải kim loại trong tự nhiên xếp theo từng lớp.
Cũng trên báo này, anh Trần Phương Hồng, con trai út cụ Tiệp cho biết thêm, tại nhiều điểm, mũi khoan khoan tới 70m vẫn chưa chạm tới cửa hang, nhưng cũng có điểm lại báo bề mặt lớp kim loại rất gần mặt đất.
Báo Người lao động cũng dẫn nguồn tin từ Sở VH-TT&DL Bình Thuận cho hay, trong quá trình khoan, đơn vị thăm dò đã phát hiện nhiều mũi khoan rỗng - dấu hiệu cho thấy có hiện vật ở khu vực núi Tàu.
Những tình tiết mới này được cho là căn cứ xác đáng để khẳng định sự tồn tại của kho báu tại núi Tàu mà cụ Tiệp đã theo đuổi tìm kiếm suốt mấy chục năm qua.
Tuy nhiên trong cuộc trao đổi mới nhất với Đất Việt, TS. Vũ Văn Bằng – người từng được cụ Tiệp mời vào núi Tàu khảo sát nhận định, việc kho báu được chôn giấu tại đây rất khó xảy ra.
TS. Bằng phân tích, tại thời điểm khảo sát, ông cùng các cộng sự đã sử dụng phương pháp địa bức xạ để đo từ đỉnh xuống chân núi.
Theo đó đã tìm thấy 3 vị trí khe và hốc của núi đá, trong đó có 2 khe tương đối lớn, chứ không phải là hầm. Tại đây, máy cũng phát hiện có tín hiệu của vàng, nhưng khi đào ra thì hốc nhẵn thín chứ không còn vàng.
“Như vậy tín hiệu cho thấy khu vực này chỉ là bị nhiễm vàng”, TS. Bằng nói.
Ngoài ra theo TS. Bằng, việc phát hiện được hài cốt tại khu vực này cũng cho thấy đã có cuộc thanh toán và đào bới tại đây. Do đó việc tồn tại kho vàng 4.000 tấn là điều không thể.
Thêm một căn cứ khác được báo Thanh niên đưa ra, khu vực núi Tàu được hình thành từ đá hệ tầng Nha Trang, chúng rất cứng, rất khó để có thể đào được một cái hang rộng hàng trăm m3 bằng thủ công để chứa kho báu vào thời kỳ cách đây gần 70 năm.
Căn cứ để gia hạn được xác định dựa trên một số tình tiết mới mà các cộng sự của cụ Trần Văn Tiệp vừa cung cấp.
Báo Thanh niên dẫn lời một cộng sự của cụ Tiệp cho biết đội thăm dò đã phát hiện những vết dị hẹp bất thường hình khối kéo dài phía đông núi Tàu.
Một góc khu vực núi Tàu, nơi được cho là đang cất giấu kho vàng 4.000 tấn (Ảnh: NLĐ) |
Các dãy dị hẹp này cho thấy có nhiều khối kim loại. Dù chưa rõ đây là kim loại gì song có thể khẳng định không phải kim loại trong tự nhiên xếp theo từng lớp.
Cũng trên báo này, anh Trần Phương Hồng, con trai út cụ Tiệp cho biết thêm, tại nhiều điểm, mũi khoan khoan tới 70m vẫn chưa chạm tới cửa hang, nhưng cũng có điểm lại báo bề mặt lớp kim loại rất gần mặt đất.
Báo Người lao động cũng dẫn nguồn tin từ Sở VH-TT&DL Bình Thuận cho hay, trong quá trình khoan, đơn vị thăm dò đã phát hiện nhiều mũi khoan rỗng - dấu hiệu cho thấy có hiện vật ở khu vực núi Tàu.
Những tình tiết mới này được cho là căn cứ xác đáng để khẳng định sự tồn tại của kho báu tại núi Tàu mà cụ Tiệp đã theo đuổi tìm kiếm suốt mấy chục năm qua.
Tuy nhiên trong cuộc trao đổi mới nhất với Đất Việt, TS. Vũ Văn Bằng – người từng được cụ Tiệp mời vào núi Tàu khảo sát nhận định, việc kho báu được chôn giấu tại đây rất khó xảy ra.
TS. Bằng phân tích, tại thời điểm khảo sát, ông cùng các cộng sự đã sử dụng phương pháp địa bức xạ để đo từ đỉnh xuống chân núi.
Theo đó đã tìm thấy 3 vị trí khe và hốc của núi đá, trong đó có 2 khe tương đối lớn, chứ không phải là hầm. Tại đây, máy cũng phát hiện có tín hiệu của vàng, nhưng khi đào ra thì hốc nhẵn thín chứ không còn vàng.
“Như vậy tín hiệu cho thấy khu vực này chỉ là bị nhiễm vàng”, TS. Bằng nói.
Ngoài ra theo TS. Bằng, việc phát hiện được hài cốt tại khu vực này cũng cho thấy đã có cuộc thanh toán và đào bới tại đây. Do đó việc tồn tại kho vàng 4.000 tấn là điều không thể.
Thêm một căn cứ khác được báo Thanh niên đưa ra, khu vực núi Tàu được hình thành từ đá hệ tầng Nha Trang, chúng rất cứng, rất khó để có thể đào được một cái hang rộng hàng trăm m3 bằng thủ công để chứa kho báu vào thời kỳ cách đây gần 70 năm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét