Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

Lý Hùng: Làm bố đơn thân thì đã làm sao?

Nổi tiếng, đẹp trai, Lý Hùng bao năm vẫn một mình lẻ bóng. Tuy nhiên khi hỏi về những điều rất đỗi riêng tư anh rất vui vẻ trả lời. Đặc biệt, "nam diễn viên có cát sê cao nhất Việt Nam" một thời còn rất cởi mở xung quanh chủ đề làm bố đơn thân.
Phần 1: Tiết lộ thú vị của diễn viên có cát sê cao nhất VN
 
Clip 1 Lý Hùng nói về những cuộc "say nắng" diễn viên nữ.
 
Clip 2 Lý Hùng và câu chuyện "làm bố đơn thân".
 
Xem toàn bộ chương trình về diễn viên Lý Hùng.
Nhà báo Hà Sơn: Nhắc đến Lý Hùng khán giả nhớ các vai diễn đóng cùng các nữ diễn viên xinh đẹp: Diễm Hương, Y Phụng, Hồng Vân, Thu Hà. Trong số này có bạn diễn nào từng "đốn tim" anh không? Khi anh cảm tình với một nữ diễn viên mà bị từ chối thì sẽ phải làm như thế nào?
Diễn viên Lý Hùng: Say nắng à? Cũng nhiều lắm! Còn khước từ cũng nhiều lắm nhưng khước từ trong phim không à? Và say nắng cũng trong phim thôi.
Từ  Diễm Hương, Việt Trinh, Thu Hà, Y Phụng, Mộng Vân rồi hoa hậu Lý Thu Thảo nữa, tất cả mỹ nhân Việt Nam từ ngày xưa cho tới hôm nay vẫn còn tiếng là người yêu, là vợ của tôi nhưng chỉ trên phim thôi.
Ngoài đời tôi với họ là tình cảm anh em. Những người bạn diễn của Lý Hùng đều có cái đẹp riêng, tài năng riêng và chính điều này đã khiến họ vẫn tồn tại trong lòng khán giả đến ngày hôm nay. Nghệ thuật không bao giờ có thể tự đưa mình lên, tự thổi phồng, nếu vậy nó bị mai một nhanh lắm.
Nhà báo Hà Sơn: Diễn viên Diễm Hương đang có cuộc sống yên ấm với những đứa con của mình. Còn những nữ diễn viên từng đóng với anh như Thu Hà, Mộng Vân, Việt Trinh đều có trắc trở về hôn nhân, chuyện tình cảm. Phải chăng vì sự lận đận đó nên anh vẫn "phòng không gối chiếc"?
Diễn viên Lý Hùng:Không, chuyện tình cảm của ai nấy lo. Tôi là đàn ông mà, X-men chứ đâu phải người yếu đuối... Chuyện họ không may mắn trong tình yêu hay chia tay tôi biết có một chút chạnh lòng.
Nhưng tôi chỉ chia sẻ phần nào vì người trong cuộc mới hiểu hoàn cảnh hôn nhân như thế nào. Tuy nhiên, không phải nhìn vào họ tôi sợ tình yêu, không dám lấy vợ. Tôi rất mãnh liệt, lãng mạn, rất yêu đương nhưng chuyện tình yêu, tình cảm vẫn chưa đến.
Nhưng mọi người yên tâm đến một ngày nào đó - gần đây có thể tôi sẽ thông báo trên báo điện tử VietNamNet mời mọi người đến dự đám cưới của tôi. (cười tươi)
Nhà báo Hà Sơn: Tâm lý chung của các bậc phụ huynh luôn mong con cái có bến đỗ, tổ ấm riêng. Bố mẹ anh hẳn là thúc giục nhiều lắm!
Diễn viên Lý Hùng: Bố mẹ cũng giục hoài nhưng tôi chưa có thì làm sao bây giờ? Tôi vẫn hay nói với bố mẹ: "Từ từ đi bố mẹ ơi, từ từ rồi cũng sẽ đến đừng vội vã".
Tiêu chí gia đình tôi là không muốn nhiều vợ. Ba Lý Hùng cho dù cũng là nghệ sĩ, nổi tiếng, đẹp trai, cũng cao to, võ sư nhưng chỉ có mẹ tôi. Vì vậy tôi xác định thật kỹ vợ tương lai là người sẽ ăn đời ở kiếp chứ không phải muốn là đến với nhau, không được thì chia tay, bước thêm người nữa.
Theo tôi quan niệm, yêu vẫn yêu nhưng cảm thấy chưa được hạnh phúc trọn vẹn, chưa cùng một nhịp đập trái tim thì cũng không nên vội vã.
Nhà báo Hà Sơn: Với cuộc sống hiện tại, quan niệm không cần thiết phải có một người đàn ông hay một người phụ nữ bên cạnh, chỉ cần có những đứa con cũng có thể hạnh phúc. Anh suy nghĩ như thế nào về xu hướng làm bố đơn thân, làm mẹ đơn thân?
Diễn viên Lý Hùng: Chúng ta sống mà cứ cổ lỗ sĩ, bị gò bó có cái hay và có cái dở. Nhiều khi có vợ, con mà cãi vã lại trở thành phiền toái cho nhau.
Với những người xác định, không cần vợ nhưng có con cũng hạnh phúc, tôi cho là hay. Làm bố đơn thân thì đã làm sao? Vì với nhiều người nuôi con là một niềm vui.
Tôi chưa có vợ nhưng đã chứng kiến giây phút hạnh phúc của người chồng khi đi làm về được ôm ấp những đứa con.
Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng chúng ta lựa chọn cách sống nào thì cũng đúng với hoàn cảnh của mình. Cuộc sống này, thiên đường ở đâu, chính là ở trái tim ta. Chúng ta cảm thấy hạnh phúc, đó là thiên đường. Chúng ta cảm thấy công việc đem lại niềm vui, đem lại kinh tế - đó cũng có thể coi là thiên đường.
Trắc nghiệm nhanh với Lý Hùng: Khi buồn anh làm gì? - Khi buồn tôi hay nghe nhạc.
Món quà đầu tiên tặng bạn gái? - Một món ăn.
Món quà gây sốc fan tặng anh? - Một nụ hôn bất ngờ.
Anh có thú vui sưu tầm gì? - Đồng hồ, thắt lưng, quần áo.
Anh có tật xấu gì? - Ngủ ngáy.

Cặp khiêu vũ hot nhất Việt Nam hiểu nhau cỡ nào?

Đúng 2/10 là con số trắc nghiệm vui giữa cặp vợ chồng khiêu vũ hot nhất Việt Nam, Khánh Thi - Phan Hiển trong chương trình Hotface.
Phần 1:Khánh Thi và học trò kém 12 tuổi kể về những biến cố
 
Clip 1: Khánh Thi thú nhận yêu Phan Hiền vì giống Chí Anh.
 
Clip 2 Khánh Thi kể về khoảng thời gian phải đối diện với gia đình Phan Hiển.
 
Clip 3: Trắc nghiệm vui của Khánh Thi - Phan Hiển hiểu nhau cỡ nào.
 
Xem toàn bộ buổi trò chuyện với Khánh Thi - Phan Hiển.
Khánh Thi thân mến, người ta nói rằng chị yêu Phan Hiểu vì thấy bóng dáng của Chí Anh - người cũ trong đó, vậy cảm xúc của chị ra sao khi nghe lời nhận xét đó?
Khánh Thi: Tôi không hiểu vì sao mà mọi người lại đề cập đến câu chuyện đó nhiều như thế bởi vì chúng tôi không có nhiều chuyện như thế. Khi mọi người nói nhiều tôi cảm thấy ngại với chính mình, với chính gia đình mình và với Phan Hiển.
Phan Hiển thân mến, câu chuyện giữa Khánh Thi với Chí Anh đã quá nổi, vậy khi Khánh Thi được nhắc gắn kèm với Chí Anh bạn có chạnh lòng?
Phan Hiển: Hiển không thấy khó chịu mà chỉ hơi bực mình vì từ trước đến giờ ai cũng nói Hiển giống Chí Anh. Giống ở đây có thể về ngoại hình còn nội tâm không ai giống ai được. Thi đến với Hiển vì con người Hiển chứ không phải vì ngoại hình nên khi đọc những bài báo chỉ cần thấy tít thôi tôi đã thấy khó chịu. Tuy nhiên đàn ông không thể nào buồn những chuyện lặt vặt được. Tôi nói với Thi rằng anh cảm thấy khó chịu rồi không nhắc lại nữa.
Mỗi lần vô tình 3 người gặp nhau thì sao?
Khánh Thi: Ô, vô tư, gặp hoài mà. Thi còn bế cu Bi cho Chí Anh bế mà.
Phan Hiển: Đối với Hiển, Chí Anh là một người rất thân, giống như một người thầy, người anh thân thiết và dường như giữa hai người không có khoảng cách.
Khánh Thi: Thực ra bây giờ Thi và Hiển có con rồi, Chí Anh cũng có bạn gái, cuộc sống của cả 2 bên độc lập và anh Chí Anh phải làm việc với Thi nhiều vì anh làm trọng tài, Thi cũng là trọng tài, 2 người thường cùng tổ chức những cuộc thi khác nhau nên Thi, Hiển và Chí Anh đều hỗ trợ rất tốt. Chí Anh thuộc về tổ chức, Thi đôn đốc, ngoại giao còn Hiển dạy dỗ các thí sinh, đó là mối liên kết rất bình đẳng. Thi, Hiển, Chí Anh vẫn có những buổi tối ngồi ăn cơm cùng nói chuyện bình thường.
Thi có nhớ một hôm duy nhất, đó là dấu ấn quay lại của Bước nhảy hoàn vũ, hôm đấy Chí Anh cũng hỏi và Thi khóc vì người hỏi trên sóng truyền hình có cái gì đó hơi dội lại và Thi khóc vì tình cảm dành cho nhau rất tốt chứ không phải tiếc nuối gì cả. Báo chí thấy Thi khóc giật tít bình phẩm nói sai lệch về cảm xúc. Vì tôi và Chí Anh có quá nhiều kỷ niệm tốt với nhau nên ôn lại kỉ niệm xưa vui thì khóc. Thi hay dễ khóc, khi thí sinh của Thi bị loại Thi cũng khóc mà nhảy hay quá cũng khóc. Thi là người dễ có cảm xúc.
Hiển rất hay, cực kỳ giỏi nha, cứ tôi bước xuống ghế giám khảo là đứng đấy chờ sẵn rồi. Hiển ăn mặc đẹp làm cho tôi nhìn thấy phải tự thấy: "Ồ, chồng mình đẹp quá!" rồi hai đứa lên chụp hình và đưa đi ăn. Hiển khôn cực, không để tôi có khoảng cách nói chuyện với ai, làm gì đâu. Chiêu đó. Hiển đẹp trong mắt tôi còn với người khác chưa chắc nhưng đối với tôi như thế là chỉn chu...
Khoảng thời gian nào 2 người bắt đầu thay đổi cách xưng hô cô và trò?
Khánh Thi: Thực ra Thi và Hiển đã gọi nhau anh em từ lúc thích nhau rồi. Nhưng quan niệm xã hội Việt Nam không thể nào trước mặt xưng anh, em được và Thi, Hiển đều là giáo viên nữa nên ở CLB lúc nào cũng xưng tên. Các phụ huynh biết từ lâu và trân trọng tình cảm của Thi và Hiển nên gửi con đến học. Họ tin tưởng mình vì thế Thi nghĩ mình không làm điều gì đó thái quá trong trường học. Còn báo chí do biết chậm hơn thôi.
Từ thời điểm 2009, 2 người làm việc và đã gọi nhau anh, em?
Khánh Thi: À, không, từ khi yêu nhau chứ không phải từ khi làm việc với nhau. Thời điểm tặng ví là thích nhau rồi, Hiển thấy Thi thích hàng hiệu hay bỏ tiền mua tặng. Hiển bảo "Tại sao lại bỏ tiền ra mua? Thôi, để anh mua". Mà Hiển thì không có tiền. Thi ngạc nhiên lắm vì Hiển sống trong một gia đình khá giả nhưng không bao giờ vòi tiền cha mẹ và Hiển dùng những đồng tiền dạy học cho Thi hết. Thế là mừng quá, xài luôn. 
Trong công việc Khánh Thi là người quyết đoán mọi việc, vậy...?
Phan Hiển: Thực ra khi đưa ra quyết định nào đó cả 2 bên đều góp ý nhưng thường người quyết định cuối cùng đều là Thi.
Khánh Thi: Người ta hay nói vợ chồng bù trừ. Hiển cố vấn cho Thi, nếu không có Hiển nhiều khi Thi cũng không làm. Tuy nhiên cũng có lúc Hiển cũng hay xúi dại lắm. Thi thích mua bán quần áo, Hiển xúi mình mua... Nhưng nhiều lúc Hiển bảo phải làm cái này, cái kia cũng thấy đúng.
Hiển thích kinh doanh hơn Thi, thích mở nhà hàng, quán cà phê vì gia đình Hiển truyền thống kinh doanh. Còn Thi thích hát hò, những gì thuộc về nghệ thuật nhưng cũng chỉ kiếm ra tiền đủ sống chứ không thể mua nhà lầu, xe hơi...
Khánh Thi và Phan Hiển đã phải đối mặt với gia đình như thế nào mới đến được với nhau?
Phan Hiển: Gia đình Hiển không phản đối nhưng không chấp nhận nên thời gian đầu Hiển với Thi phải giấu vì biết gia đình không thích điều đó. Bản thân Hiển dù cũng trong showbiz nhưng không khoe khoang hàng hiệu, cứ giấu không cho ai biết càng tốt, cuối cùng chả hiểu sao có cu Bi. Và khi công chúng biết đến, nhiều khó khăn nhất là phía gia đình còn đối với công chúng không phải là gánh nặng lắm.
Khánh Thi: Thi ở trong gia đình của Hiển cũng 7, 8 năm rồi nên mối quan hệ rất thân thiết. Gia đình Hiển biết chuyện hai đứa chứ không phải không nhưng vì mọi người nghĩ Hiển còn trẻ, nếu Hiển chấp nhận trải nghiệm sẽ không cản, đó là suy nghĩ rất văn mình từ gia đình Hiển. Mẹ Thi cũng thế, cả gia đình Thi biết nhưng không ai nói, có thể mọi người cũng phiền lòng nhưng nói làm gì khi Thi chấp nhận đương đầu tình yêu và cuộc sống của mình.
Chỉ khi báo chí nói nhiều quá, gia đình sợ vì gia đình Hiển kinh doanh. Người làm kinh doanh thường có những quy tắc riêng. Thi cũng thế, gia đình là nghệ sĩ, cũng có sĩ diện riêng nhưng khi có cu Bi đó như là sợi dây thần thánh, xóa tan mọi thứ.
Nếu đau đáu vì chuyện gia đình khiến mình tổn thương thì sẽ chẳng làm được gì. Thi đặc biệt sống thiên về tình cảm chứ không phải là người sống chỉ công việc. Lúc làm việc Thi lao như một con thiêu thân, tình cảm cũng lao như một con thiêu thân nên Thi nghĩ tổn thương sẽ có nhưng mình phải hiểu cần những gì, điều gì đem lại cho mình hạnh phúc và tinh thần.
Thi cần Hiển, sẽ phải yêu Hiển. Thi và Hiển có con phải chăm con thật tốt, gia đình và xã hội có chấp nhận hay không là việc của họ. Nếu không sống bình thản sẽ không làm được gì mà Thi cũng không dùng cái đó để tạo scandal thêm nổi tiếng vì chả ai đi mời một cô lắm thị phi xuất hiện trong sự kiện vài ngàn đô, Thi không muốn điều đó.
Lúc cả 2 cùng bận rộn việc chăm con sẽ như thế nào?
Khánh Thi: Dành cho ông bà. (cười). Cả Thi và Hiển đều có một công việc chính là giảng dạy, 2 vợ chồng lúc nào cũng trăn trở về việc mình sẽ giảng dạy như thế nào, mở trung tâm đào tạo ra sao? Vì Thi thích nghề đào tạo, dạy trẻ em. Dạy học chiếm nhiều thời gian, phụ thuộc vào lịch học của học viên hơn nữa Hiển lại là vận động viên nên phải tập luyện thi đấu thường xuyên. Ngoài ra Hiển thêm một công việc là phụ vợ đi làm showbiz, Thi có trợ lý nhưng Hiển cứ đi theo, có lúc chờ vật vờ khó chịu ngủ trên xe chắc vì nghĩ không đưa vợ đi không biết vợ đang làm gì.
Hai vợ chồng về nhà chỉ gặp con vào buổi tối là chính vì cả ngày đi làm vì thế tranh nhau ôm con. Cu Bi mới được mấy tháng, hay khóc, hay đòi bú sữa buổi đêm, lâu lâu ngủ quên, 2 bố con nằm xoay một bên Thi lại cho bú sữa nhiều khi Hiển quay lại bị giật mình...
Làm thế nào để cân bằng được công việc dạy học, giám khảo truyền hình lẫn cuộc sống của giám khảo bên cạnh mình, Khánh Thi?
Khánh Thi: Thi cũng không biết làm sao có thể làm như vậy được. Nhiều khi buổi tối về 2 vợ chồng mỗi người cầm một điện thoại tự xử lý công việc. Hiển hỏi Thi cũng không biết đang hỏi cái gì. Hiển hay tự bật máy tính lên coi nhảy, phim hoạt hình trẻ con hoặc phim bắn nhau... Thi về nhà phải xem hài, nếu không sẽ bị stress khủng khiếp nên 2 vợ chồng là 2 kênh khác nhau, lâu lâu xem phim gì chung thì phải tình cảm, lãng mạn hoặc phim Mỹ hài.
Tình yêu của 2 bạn rất đẹp. Mọi người đang mong chờ một đám cưới đấy Khánh Thi?
Khánh Thi: Thôi để từ từ rồi cưới mà cũng phải chọn ngày đẹp, chọn địa điểm nữa. Thi thích đám cưới nhưng chỉ thích vào nhà thờ, cha làm lễ sau đó 2 vợ chồng phi xe ra sân bay đi tuần trăng mật sau trở về mới làm tiệc chiêu đãi bạn bè và mời 20 người bạn kể chuyện với nhau thôi. 
Còn Phan Hiển, đám cưới trong mơ của bạn như thế nào?
Phan Hiển: Thực ra Hiển muốn đám cưới bí mật, không thích công khai đám cưới của mình, Hiển cũng dự trù sẵn lượng khách mình mời rồi, khoảng 100 người đổ lại thôi vì bản thân trong gia đình Hiển cũng 50 người rồi. Còn ngoài ra số người còn lại bạn bè của Hiển riêng, còn đối với bạn bè Thi có thể thêm.
- Cảm ơn hai bạn về cuộc trò chuyện!
Sơn Hà - Huy Minh - Quốc Thịnh - Phương Khanh
Ảnh: Đinh Tuấn

Cuộc sống khó tin của Khánh Thi với người chồng kém 12 tuổi

hơn chồng 1 giáp nhưng Khánh Thi cho biết cuộc sống gia đình cô rất "vui nhộn" và thoải mái...
Bi (tên thân mật của con trai Khánh Thi - Phan Hiển) đã được 10 tháng tuổi. Cậu bé đang trong giai đoạn biết bò và tập đi. Những ngày đi dạy nhảy, Khánh Thi đều cho con lên sàn tập với mình. Khánh Thi bảo cô muốn con tự lập và bạo dạn ở chỗ đông người.
"Cuộc sống của vợ chồng Thi rất vui nhộn"
Đi dạy phải "tha con" theo có cực quá không?
Lúc con tập đi tập bò cần không gian rộng còn ở nhà nhiều đồ đạc Thi sợ con va đập. Thi cứ dạy, con cứ bò loanh quanh nhìn mọi người nhảy, có bảo mẫu là người họ hàng trông cu Bi nên Thi rất yên tâm.
Nội ngoại đều không thiếu người chăm cu Bi nhưng Thi muốn tự mình nuôi con. Thi muốn khám phá cảm giác làm mẹ sẽ thế nào, nghĩa vụ trách nhiệm của người làm cha làm mẹ đến đâu, con đầu lòng mà. Thi muốn hiểu để chín chắn hơn.
Là một dancer, lúc có bầu và khi sinh nở hẳn là thời gian áp lực nhất. Thi có bị stress không?
Thi vẫn dạy tới gần lúc sinh mới nghỉ. Thi muốn đi lại cho năng động chứ nặng quá không chịu được. Hơn nữa lúc đó có nhiều người hỗ trợ Thi lắm. Thi vẫn lên lớp nhưng không thị phạm nhiều mà có các giáo viên khác thị phạm.
4, 5 năm gần đây Thi chỉ dạy và đi diễn thôi nên không tập luyện thường xuyên như trước. Thậm chí ngày nào cũng nhìn mọi người nhảy, Thi bị bão hòa. Thế nên sinh con xong, Thi cũng chỉ nghỉ 1 tháng, thậm chí có nửa tháng là đi làm lại rồi nên không bị stress gì nhiều.
Khánh thi, phan hiển, hôn nhân
Cu Bi tên thật là Nguyễn Mạnh Cường con trai Khánh Thi - Phan Hiển.
Vừa sinh con được nửa tháng Thi đã đi làm, ông xã không phản đối?
Ông xã có biết gì đâu mà phản đối. Hai vợ chồng Thi sống rất tự nhiên. Thi thích thì làm thôi. Nhiều người bảo ở cữ mà đi nhảy sớm sau này chân bị run nhưng đến giờ chân Thi vẫn bình thường, có sao đâu.
Cuộc sống hiện tại của Thi và ông xã kém 12 tuổi thế nào?
Vợ chồng Thi ở với bà ngoại cu Bi. Mẹ ở trong này từ lúc Thi vào Sài Gòn lập nghiệp. Thi hay cho Bi về nhà nội. Lúc nào ông bà nhớ cháu thì vợ chồng con cái lại chở nhau về.
Cuộc sống của vợ chồng Thi vui nhộn lắm. Hiện tại vợ chồng Thi không có bất đồng. Cả hai vợ chồng đều còn trẻ, Thi vẫn nghĩ mình trẻ. Mọi người nói hơn mười mấy tuổi nhưng Thi nghĩ là ba mấy vẫn còn đương thì mà, cái tuổi bùng phát nhiều nhất.
Thi không chịu áp lực về tuổi tác. Quan trọng là bây giờ công việc của ai cũng đầy đủ. Hiển cũng đứng ra lo cho Thi nhiều thứ. Về sau này Thi không biết nhưng hiện tại sống với một người trẻ tuổi thì tâm hồn mình chắc chắn trẻ ra nhiều.
Thi không bị đau đầu, không bị cơm áo gạo tiền đè hai vai như nhiều phụ nữ khác.
Có một người tình trẻ tuổi hẳn rất thú vị nhưng có một người chồng, một ông bố trẻ con có làm cho Thi gánh vác nhiều hơn trong cuộc sống gia đình?
Thi hơn tuổi nên đương nhiên đó giờ Thi là người quyết định. Khi đi vào cuộc sống vợ chồng nó vẫn thế, không cảm thấy gánh vác gì hơn.
Khánh thi, phan hiển, hôn nhân
Phan Hiển vốn là học trò của Khánh Thi sinh năm 1993 là con trai duy nhất của 1 gia đình giàu có.
"Ở với nhau như thế này rồi cần gì cưới xin"
Nhưng người phụ nữ nào cũng có nhu cầu được dựa vào bờ vai một người đàn ông. Và đàn ông là trụ cột thì sẽ đúng "trật tự" hơn. Người xưa nói rồi đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm...
Theo quan điểm của Thi nghĩ vậy là sai lầm. Đừng bao giờ nghĩ rằng người đàn ông của mình phải làm trụ cột gia đình, nó tạo áp lực cho chính gia đình. Hoặc đổ lỗi rằng tại sao anh không làm được gì, tôi làm được gì chỉ càng áp lực thêm.
Với Thi, ai làm được gì thì làm. Vun đắp được bao nhiêu thì vun đắp miễn là cả hai cảm thấy thoải mái, không làm nhau tổn thương, đấy mới là hạnh phúc.
Thi nhiều tuổi hơn, nổi tiếng hơn đương nhiên Thi kiếm được nhiều tiền hơn. Nhưng là vợ chồng mà cứ cân đo đong đếm thế thì chả bao giờ có cuộc sống hạnh phúc. Không biết chia sẻ, không biết thông cảm thì không hạnh phúc đâu.
Người ta phải có giá trị thì mình mới lấy và tôn trọng chứ. Cho nên đã chọn thì đừng bao giờ kêu ca. Thi hiểu vấn đề đó.
Nói vậy là cuộc sống gia đình của Thi hiện rất thoải mái?
Đúng rồi. Hiển có giá trị của Hiển chứ. Hiển lo cho Thi nhiều thứ nhưng vợ chồng lại kể ra những điều lặt vặt ấy thì kỳ.
Với người phụ nữ cuộc sống có nhiều đám tiếu, thị phi, thậm chí mình khá sẽ bị nhiều người ganh ghét thì quan trọng người bạn đời bên cạnh phải mang tới cho bạn tinh thần thoải mái nhất. Hiển mang lại điều đó cho Thi.
Khánh thi, phan hiển, hôn nhân
Dù hơn chồng cả chục tuổi nhưng Khánh Thi rất tự tin về hạnh phúc gia đình mình.
Hai người vừa là đồng nghiệp, vừa mê nhảy vậy khi về nhà câu chuyện gia đình của hai bạn là... nhảy?
Không. Về nhà hai đứa cắm đầu vào xem phim, bấm điện thoại. Như thế dễ chứ. Không lẽ đòi hỏi về nhà anh phải ôm em, phải ăn bữa cơm với em à. Hàng ngày sinh hoạt với nhau, quá đủ rồi. Nên khi về nhà, hai đứa nằm trên giường nhưng mỗi đứa 1 cái điện thoại bấm bấm.
Còn chuyện chăm sóc con, ông xã có giúp được nhiều?
Chẳng ai chăm sóc chủ yếu đâu. Gia đình có người thân, cuộc sống lại bận rộn. Vú em quan trọng lắm, họ lo con cái cho mình. Tất nhiên mình vẫn phải sắp xếp cho hợp lý, để được ở cạnh con lúc nào hay lúc ấy.
Khi Thi bận thì Hiển về chăm con một chút, ngược lại cũng thế. Bi ngủ với mình. Thi không thích cho con ngủ riêng. Bi nằm giữa. Sáng dậy nó chọc mắt mẹ, nhéo mặt bố vui lắm.
Cuộc sống gia đình Thi có lẽ chỉ còn thiếu một đám cưới nữa để danh chính ngôn thuận thôi nhỉ?
Không, cưới xin gì. Ở với nhau như thế này rồi cần gì cưới xin. Thi với Hiển là vậy. Hiện tại Thi và Hiển thấy rất thoải mái. Còn cưới xin là sự ràng buộc làm con người ta áp lực.
Bây giờ cưới mà ngày hôm sau bỏ nhau thì khó hơn nhiều. Đã xác định sống tốt với nhau, cả hai có trách nhiệm với con cái. Cả hai bên gia đình có trách nhiệm với nhau thế mới là hạnh phúc.
Nhưng không cưới, cũng có nghĩa là Thi có thể mất Hiển bất cứ lúc nào. Hiển cũng vậy. Thi có nghĩ thế không?
Không.
Ít nhất khi có sự ràng buộc về pháp luật, con người ta sẽ hạn chế chuyện bồ bịch. Giống như có sợi dây buộc chân họ khỏi những cám dỗ?Kết hôn rồi, phát hiện ra người kia bồ bịch còn khủng hoảng hơn nhiều. Thi không đặt nặng vấn đề cưới xin. Nếu hợp thời điểm, mọi thứ đều cho phép, cưới chỉ là danh chính ngôn thuận thôi. Còn bản thân cuộc sống của Thi hiện nay đang rất ổn.
Hiển có cùng suy nghĩ trong chuyện này không?
Đương nhiên rồi. Ông ấy còn trẻ mà. Bảo cưới thì cưới mà không nói thì cũng chả để ý. Có lẽ, chính Hiển cũng không nghĩ đến cưới là như thế nào. Trong đầu mình không có suy nghĩ đó, giờ nói cưới lại là áp lực lớn cho Hiển nên Thi cũng rất thoải mái.
Thi nghĩ giữ hạnh phúc đơn giản nhất là làm cho nhau thoải mái. Ba mấy tuổi rồi, cũng trải qua vài mối tình. Không làm nhau thoải mái là nguyên nhân chia tay của hầu như tất cả các cặp đôi. Không thoải mái về mọi mặt như là ghen quá, không chiều, không tôn trọng, không hợp tính...
Thi quen Hiển 7, 8 năm rồi. Từ lúc còn là cô trò đến bây giờ quá hiểu tính nhau.
Nghe Thi nói có vẻ gia đình vẫn đang rất yên ấm. Vậy mà có tin đồn Phan Hiển và Khánh Thi đã chia tay?
Không, ai nói kỳ vậy. Chồng con Thi vẫn đây này, ngày ngày vẫn chở nhau đi dạy. Lúc anh ấy bận thì Thi tự đi, bình thường mà.
Cám ơn Thi đã chia sẻ và chúc tổ ấm của Thi mãi hạnh phúc !
Theo Tri Thức Trẻ

Hoa hậu Diễm Hương bóng gió ám chỉ hôn nhân không hạnh phúc?

Những dòng trạng thái đầy ẩn ý của người đẹp trên trang cá nhân khiến dư luận không ngừng băn khoăn về dấu hiệu rạn nứt trong cuộc hôn nhân thứ hai của cô.
Mới đây, Diễm Hương bất ngờ chia sẻ hình ảnh của người chồng hiện tại và cậu con trai Noah trên trang cá nhân của mình cùng dòng trạng thái đầy ngụ ý. Thông tin này nhanh chóng thu hút sự chú ý của dư luận, hầu hết những người hâm mộ đều cho rằng người đẹp có ý ám chỉ những mâu thuẫn trong hôn nhân giữa cô và ông xã Quang Huy.
Diễm Hương, hoa hậu Diễm Hương, hoa hậu
Diễm Hương chia sẻ ảnh chồng và con trai

Bà mẹ một con chia sẻ: “Mẹ có thể làm mọi việc cho con. Thương con luôn cả phần của bất kỳ ai khác, nhưng con không cần tới hai người mẹ. Nếu trong tầm tay, xin cho con một Mẹ và một Cha”. Đi kèm với dòng trạng thái buồn bã là hashtag #Noah #con cần mẹ và ba # gia đình.
Những tâm sự tưởng chừng như rất đỗi bình thường khiến dư luận đặc biệt chú ý khi cô nhấn mạnh “hai người mẹ”. Nhiều người cho rằng điều này đồng nghĩa với nỗi lo lắng của cô về sự xuất hiện của một người phụ nữ mới trong mối quan hệ tình cảm giữa cô và ông xã Quang Huy.
Diễm Hương, hoa hậu Diễm Hương, hoa hậu
 
Diễm Hương, hoa hậu Diễm Hương, hoa hậu
Hôn nhân hạnh phúc của Diễm Hương được khán giả ngưỡng mộ
Từ khi chính thức công khai tình cảm, cặp đôi Diễm Hương và Quang Huy luôn nhận được sự ái mộ của công chúng và giới truyền thông. Chứng kiến những hình ảnh hạnh phúc của cặp đôi trên trang cá nhân khiến fan thực sự tin tưởng rằng nàng hoa hậu đã tìm được bến đỗ bình yên của cuộc đời sau cuộc hôn nhân đầy tai tiếng. Người đẹp cũng không ít lần ca ngợi về sự chu đáo, ân cần và tinh tế của ông xã. Cô cũng không che giấu cảm giác hạnh phúc viên mãn khi được sống trong một gia đình ngập tràn tiếng cười và tình yêu thương.
Chính vì thế, ngay khi những dòng trạng thái úp mở được cập nhật, người hâm mộ thực sự hoài nghi về ẩn ý của Diễm Hương muốn gửi gắm trên trang cá nhân. Một số người cho rằng hôn nhân của người đẹp đang gặp trục trặc và vấn đề có thể liên quan đến một người thứ ba. Bên cạnh đó, nhiều fan lại suy đoán rằng người chồng cũ của cô đang có ý định tái hôn và muốn nhận nuôi Noah để bù đắp tình cảm cho cậu con trai bé bỏng.
Diễm Hương, hoa hậu Diễm Hương, hoa hậu
Người đẹp đăng tải bức ảnh với nụ cười rạng rỡ nhưng dòng trạng thái đi kèm chất chứa tâm sự
Khi những nghi vấn vẫn còn bỏ ngỏ, Diễm Hương tiếp tục đăng tải trạng thái mới, với nhiều ẩn ý. Bà mẹ một con chia sẻ: “Hoa hồng đẹp, hoa lan sang, hoa cúc xinh. Hoa nào cũng đẹp, chỉ là trong mắt ai nhìn mà thôi. Nhưng theo thời gian, hoa rồi cũng tàn, chỉ mong hoa được tỏa hương làm đẹp cho đời khi vòng đời còn hạn. Tái bút: Phận hoa vốn bẽ bàng, xin người nương nhẹ tay, lỡ mai hoa héo úa, nhẹ nhàng bỏ cành xuống”.
Tuy đăng kèm một bức hình tươi tắn, rạng rỡ, nhưng khán giả có thể nhận thấy người đẹp đang có những tâm sự khó nói trong lòng. Thậm chí, cô còn bình luận với một người bạn của mình rằng “tên Hương lận đận”.
Hiện tại, Diễm Hương vẫn chưa hề lên tiếng xác nhận bất cứ thông tin nào. Tuy nhiên, người hâm mộ thực sự hi vọng rằng những khúc mắc trong lòng cô sẽ sớm được giải quyết và gia đình nhỏ của cô sẽ duy trì sự bình yên và hạnh phúc lâu dài.
Dương Di

Chuyện "tháo chạy" khỏi đại gia của mỹ nhân Việt

Từ trước đến nay, dư luận thường nói đến cụm từ "chân dài phải đi cùng đại gia" nhưng có vẻ điều đó giờ đã không còn đúng với những mỹ nhân này.
Chuyện "chân dài đi với đại gia" đã không còn hiếm có khó tìm trong đời sống thường ngày, đặc biệt là trong làng giải trí vốn xuất hiện nhiều bông hoa thơm xinh đẹp căng tràn sức sống thì lại càng nhiều. Tuy nhiên, "chẳng có bữa trưa nào là miễn phí", đã có nhiều người đẹp Việt không chịu được những đòi hỏi của đại gia mà phải "bỏ của chạy lấy người".
Dạo gần đây có một người đẹp đã tuyên bố chia tay bạn trai đại gia chỉ với một lý do tưởng chừng như đơn giản, đó là chuyện ghen tuông. Vậy trong thực tế, ở làng nghệ Việt đã có những mỹ nhân nào gặp với sự cố ấy đến mức phải "tháo chạy"?
Hoa hậu Diễm Hương: Bị mất tự do vì chồng ghen dữ dội
Đầu năm 2014, làng giải trí Việt ồn ào câu chuyện Hoa hậu Thế giới Người Việt năm 2010,. Người ta không ngại ngần đặt cho cô biệt danh "Hoa hậu nói dối". Đặc biệt, ngay sau đó, người đẹp lại dính vào lùm xùm "tố chồng đánh đập giam cầm", rồi vị đại gia cũng lên tiếng nói về người đẹp. Sau những đấu tố qua lại, cuối cùng mọi chuyện kết thúc trong sự mệt mỏi của người trong cuộc.



Diễm Hương đã không thể chịu được cuộc sống tù túng, ghen tuông vô cớ của chồng giàu có.
Mãi một thời gian sau khi cuộc sống bình lặng trở lại, Diễm Hương mới bộc bạch về chồng cũ. Cô chia sẻ bản thân đã có một cuộc sống hôn nhân như trong mơ của nhiều cô gái trẻ. Mỹ nhân Sài Gòn được ở nhà hàng chục tỉ, có tận 5 người hầu hạ, mọi phương tiện đi lại cũng như các dịch vụ thuộc hàng tốt nhất. Ấy vậy mà, Diễm Hương vẫn ruồng rẫy vị đại gia kia.
Nói về lý do chia tay, Diễm Hương tâm sự: "Tôi ở Sài Gòn còn anh chủ yếu ở Hà Nội, cuối tuần mới gặp được nhau. Nhiều khi sáng sớm tôi vừa mở mắt dậy là nghe điện thoại của anh từ Hà Nội gọi vào chửi tôi tới tấp. Tôi hỏi vì sao vô cớ chửi em thì anh ấy bảo đêm qua nằm mơ thấy em đi với đứa khác nên anh giận. Đặc biệt là mỗi lần anh ấy nổi cơn ghen là như một con người khác, hành hung đấm đá tôi không thương tiếc. Mọi người thử sống như tôi đi rồi biết sướng hay khổ".
Và sau nhiều tranh cãi mệt mỏi cuối cùng Diễm Hương đã bất chấp những dọa dẫm của chồng đại gia lẫn những tranh cãi nảy lửa với chính bố mẹ đẻ của mình để được tự do.
Trà Ngọc Hằng: Tình yêu 4 năm vỡ tan vì ghen
Trà Ngọc Hằng được biết đến như một ca sĩ, một chân dài có sắc vóc ở làng giải trí phía Nam. Cô được truyền thông khen ngợi vì gu thời trang hàng hiệu tinh tế. Nhờ có bạn trai giàu có, Trà Ngọc Hằng được yêu chiều như công chúa với đủ các món quà sang chảnh trong suốt 4 năm dài.
Cuộc tình người đẹp đã có những bước tiến dài khi cặp đôi quyết định có một cái kết đẹp đẽ, cả hai đã thực hiện một bộ hình cưới. Nhưng cuối cùng, mọi sự không được như ý bởi một lý do khiến người đẹp bỏ đi tất cả để được tự do.
Diễm Hương, Trà Ngọc Hằng, Phương Trinh Jolie
Trà Ngọc Hằng cũng chia tay vì bạn trai hay ghen.
Đó chính là nguyên nhân bạn trai đại gia của cô hay ghen tuông khiến Trà Ngọc Hằng cảm thấy mệt mỏi. Cô đã chia sẻ với báo chí: "“Vì vậy người yêu hay ghen cũng là một nguyên nhân nhỏ khiến chúng tôi chia tay. Tôi muốn được thực hiện niềm đam mê của riêng mình”.
Phương Trinh Jolie: Chia tay vì bạn trai quá ghen
Phương Trinh Jolie một chân dài có tiếng với vóc dáng chuẩn đẹp, gương mặt sáng màn ảnh cũng có một bạn trai đại gia giàu có. Mối tình của người đẹp kéo dài hơn một năm, sau đó đường ai nấy đi vì bạn trai quá ghen khiến người đẹp cảm thấy vô cùng mệt mỏi.
Diễm Hương, Trà Ngọc Hằng, Phương Trinh Jolie
Người đẹp "Dù gió có thổi" đã cắt đứt quan hệ với bạn trai vì anh này quá ghen.
"Tôi đã chia tay với bạn trai gần 8 tháng. Giờ giấc của diễn viên thất thường, quay đêm có khi nhiều hơn quay ngày mà bạn trai của tôi đều làm kinh doanh nên buổi sáng họ đi làm thì mình ngủ, còn buổi tối họ muốn hẹn hò thì mình đi làm. Người ở ngoài giới không hiểu thì sẽ nghi ngờ, nghĩ mình trốn đi chơi. Bạn trai cũ của tôi rất ghen nên mỗi lần đi quay đêm, tôi phải chụp hình, quay phim gửi về hoặc anh chạy tới.
Chuyện tình yêu, tôi tin vào duyên nợ. Chắc do kiếp trước nợ nhau vài trăm ngàn nên gắn bó vài năm, còn nợ nhiều thì tôi chưa gặp", Phương Trinh Jolie đã trần tình với Zing về tình trạng hiện tại của bản thân.
Dẫu biết rằng, trong tình yêu, việc ghen tuông là một chút gia vị cho tình yêu thêm màu sắc nhưng nếu ghen tuông quá đà thì chuyện yêu lại phản tác dụng. Và lẽ dĩ diễn khi không chịu nổi thì dù đại gia giàu có đến mức nào đi chăng nữa thì chân dài cũng "bỏ của chạy lấy người". Đặc biệt như trường hợp của Hoa hậu Diễm Hương, để được cuộc sống tự do cô đã bất chấp một tương lai khó khăn đang chờ đón sau khi bỏ chồng.
Theo Gia đình & Xã hội

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2016

BÉ XOÀI ĐI SIÊU THỊ VỚI ME: NGOAN NGOÀI SỨC TƯƠNG TƯỢNG.

RỒNG LỬA CHÂU PHI XUẤT HIỆN TẠI TP HCM LÀM DÁNG CHẢNH PHÁT GHÉT

RỒNG LỬA CHÂU PHI XUẤT HIỆN TẠI TP HCM LÀM DÁNG CHẢNH PHÁT GHÉT

"SỐC "BÉ XOÀI ĐI ĂN KEM VÀ UỐNG CÀ PHÊ "MẮC TIỀN NHẤT"TẠI HỒ CON RÙA T...

BÉ XOÀI ĐI SIÊU THỊ CÙNG MẸ

BÉ XOÀI ĐI CÔNG VIÊN VỚI MẸ: NGẮM CHIM BỒ CÂU ĂN MỒI

BÉ XOÀI ĐI CÔNG VIÊN VỜI MẸ: PHẤN 11.

THÀNH PHỐ VŨNG TÀU ĐIỂM HẸN 2016

VŨNG TÀU ĐIỂM HẸN 2016- NHÀ XE TOÀN THẮNG TP VŨNG TÀU

Chân dung bí thư 54 tỉnh thành 25/10/2015 15:01 GMT+7 Trong số 54 Bí thư thành ủy, tỉnh ủy vừa được bầu, có 35 người tái đắc cử và 19 người mới đắc cử. Bộ Chính trị quyết định nhân sự Bí thư Hà Nội Ông Nguyễn Thanh Nghị làm Bí thư Kiên Giang Tính đến trưa 25/10, đã có 54 Bí thư Thành ủy, Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020 được bầu trên cả nước; trong đó, có 35 người tái đắc cử và 19 người mới đắc cử. Bí thư lớn tuổi nhất là 59 và trẻ nhất là 39 tuổi. 19 Bí thư mới đắc cử gồm: Ông Lê Văn Thành, Phó Bí thư Thành ủy khóa XIV, Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng đắc cử chức danh Bí thư Thành ủy. bị thư, đại hội Đảng, đắc cử, Đại hội Hai Bí thư trẻ nhất cùng sinh năm 1976 (từ trái sang) Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Đà Nẵng và Nguyễn Thanh Nghị, Bí thư Kiên Giang Ông Hoàng Đăng Quang sinh năm 1961, quê xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, thạc sĩ Toán học, cử nhân kinh tế, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy được Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình khóa XVI. Ông Nguyễn Hồng Lĩnh, sinh năm 1964, Phó Bí thư Thường trực Chủ tịch HĐND tỉnh khóa V được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khóa VI nhiệm kỳ 2015-2020 bầu làm Bí thư Tỉnh ủy khóa VI. Ông Nguyễn Văn Lợi, sinh năm 1961, Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước nhiệm kỳ 2015-2020. Ông Nguyễn Thanh Tùng, sinh năm 1960, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Định. Ông Nguyễn Văn Danh, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy được tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015- 2020. Ông Nguyễn Văn Danh sinh năm 1962, ngụ xã Phước Thạnh, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Trình độ chính trị: Cao cấp; trình độ chuyên môn: Đại học Luật Hành chính, Đại học Chính trị. Nhiệm kỳ 2010-2015, ông Nguyễn Văn Danh là Phó Bí Thư thường trực Tỉnh ủy - kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh - Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang. Đại hội đại biểu Đảng bộ TP. Cần Thơ lần thứ XIII đã bầu ông Trần Quốc Trung, sinh năm 1960 làm Bí thư Thành ủy Cần Thơ. Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã bầu ông Lê Đình Sơn – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020 đã bầu ông Nguyễn Thanh Nghị, sinh năm 1976, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang khóa X. Ông là một trong hai Bí thư trẻ nhất nhiệm kỳ 2015-2020. Đại hội đại biểu Đảng bộ TP. Đà Nẵng lần thứ XII bầu ông Nguyễn Xuân Anh, sinh năm 1976, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, giữ chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng. Ông Nguyễn Xuân Anh là một trong hai Bí thư trẻ nhất nhiệm kỳ này. Ông Nguyễn Xuân Anh, quê Hòa Tiến, Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng; Tiến sỹ quản trị kinh doanh; Trình độ lý luận chính trị- cao cấp Ông Phạm Văn Rạnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy khóa IX được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Long An nhiệm kỳ 2015-2020. Ông Dương Văn Trang, sinh năm 1961, được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai khóa XV, nhiệm kỳ 2015-2020. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020đã bầu ông Huỳnh Tấn Việt, sinh năm 1962 Chủ tịch HĐND tỉnh giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy khóa XVI. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk khóa XVI bầu ông Êban Y Phu, sinh năm 1956, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk, giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ. Ông Êban Y Phu cũng là Bí thư lớn tuổi nhất nhiệm kỳ này tính đến ngày 25/10. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Điện Biên khóa XIII đã bầu ông Trần Văn Sơn, sinh năm 1961, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy khóa XII giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên nhiệm kỳ 2015-2020. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Nông đã bầu ông Lê Diễn, sinh năm 1960 làm Bí thư Tỉnh ủy khóa XI, nhiệm kỳ 2015-2020. bị thư, đại hội Đảng, đắc cử, Đại hội Từ trái sang, Bí thư Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan; Bí thư Ninh Bình Nguyễn Thị Thanh; Bí thư An Giang Võ Thị Ánh Xuân. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ 10 nhiệm kỳ 2015-2020 đã bầu ông Nguyễn Phú Cường, sinh năm 1967, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai. Ông Nguyễn Văn Hùng, sinh năm 1961, Phó Bí thư Tỉnh ủy được tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị khóa XVI, nhiệm kỳ 2015-2020. Ông Đoàn Hồng Phong, sinh năm 1963, Chủ tịch UBND tỉnh được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy khóa XIX. 35 Bí thư tái đắc cử gồm: Ông Chẩu Văn Lâm, Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang khóa XV tiếp tục giữ chức Bí thư Tỉnh ủy khóa XVI, nhiệm kỳ 2015-2020. Ông Chẩu Văn Lâm sinh năm1967; quê quán xã Khuôn Hà, huyện Na Hang (nay là huyện Lâm Bình), tỉnh Tuyên Quang; dân tộc Tày; trình độ học vấn: Thạc sỹ Quản trị kinh doanh. Bà Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng được Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ X tiếp tục tín nhiệm bầu làm Bí thư Tỉnh ủy An Giang nhiệm kỳ 2015-2020. Bà Võ Thị Ánh Xuân sinh năm 1970. Bà từng đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ Nữ tỉnh khóa VIII (2006 – 2011). Từ 1/2011 đến nay là Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa IX, Bí thư Thị xã ủy Tân Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy An Giang. Bà Võ Thị Ánh Xuân đang là nữ Bí thư trẻ nhất nhiệm kỳ này. Ông Lê Viết Chữ tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi khóa XIX, nhiệm kỳ 2015-2020. Ông Lê Viết Chữ sinh năm 1963, quê Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi, đã từng giữ các chức vụ: Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi, Bí thư Thành ủy Quảng Ngãi, Chủ tịch UBND tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi. Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng khóa X đã bầu ông Nguyễn Xuân Tiến, Ủy viên Trung ương Đảng tái đắc cử chức vụ Bí thư Tỉnh ủy. Ông Trần Công Chánh tái đắc cử chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang. Ông Trần Công Chánh, sinh năm 1959, quê quán xã Đông Phước A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Ông đã từng giữ các chức vụ: Chủ nhiệm Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự Thành phố Cần Thơ; Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hậu Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang và đầu tháng 10 này ông vừa được Bộ Chính trị chuẩn y đảm trách chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2010-2015. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XVIII bế mạc vào chiều 16/10 tiếp tục tín nhiệm bầu ông Nguyễn Hoàng Anh làm Bí thư tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015-2020. Ông Dương Thanh Bình, sinh năm 1961, tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau khóa XV, nhiệm kỳ 2015-2020. Ông Triệu Tài Vinh sinh năm 1968, tiếp tục giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang khóa XVI. Ông Mai Tiến Dũng, sinh năm 1959, tiếp tục được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam nhiệm kỳ 2015-2020. Ông Bùi Văn Tỉnh, sinh năm 1958, tái cử chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình nhiệm kỳ 2015-2020. Ông Lê Thanh Quang, sinh năm 1960, tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa khóa XVII. Ông Nguyễn Văn Hùng, sinh năm 1964, được tín nhiệm bầu tiếp tục giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum khóa XV. Ông Nguyễn Khắc Chử, sinh năm 1958, tiếp tục giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu khóa XIII. Ông Nguyễn Văn Vịnh, sinh năm 1960, được tín nhiệm bầu tiếp tục giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai khóa XV. Ông Nguyễn Xuân Tiến, sinh năm 1958, được bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng. Bà Nguyễn Thị Thanh, sinh năm 1967, được tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình khóa XXI. Ông Nguyễn Đức Thanh, sinh năm1962, tiếp tục giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận. Ông Hồ Đức Phớc, sinh năm 1963, tái đắc cử chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An. Ông Hoàng Dân Mạc, sinh năm 1958, được tín nhiệm tái cử giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ. Ông Nguyễn Ngọc Quang, sinh năm 1958, được tiếp tục giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam. Ông Nguyễn Văn Đọc, sinh năm 1959, tiếp tục được tín nhiệm bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2015-2020. Ông Hoàng Văn Chất, sinh năm 1959, tiếp tục được tín nhiệm bầu tái giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Sơn La. Ông Trần Lưu Quang, sinh năm 1967, được tín nhiệm bầu tiếp tục giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh nhiệm kỳ 2015-2020. Ông Phạm Văn Sinh, sinh năm 1958, giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình. Ông Trịnh Văn Chiến, sinh năm 1960, Bí thư Tỉnh ủy khóa XVII tiếp tục giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa khóa XVIII. Ông Trần Trí Dũng, sinh năm 1959, tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh nhiệm kỳ 2015-2020. Ông Trần Văn Rón, sinh năm 1961 được Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long tín nhiệm bầu tiếp tục giữ chức Bí thư Tỉnh ủy khóa 10 nhiệm kỳ 2015-2020. Bà Hoàng Thị Thúy Lan tiếp tục được Đại hội tín nhiệm bầu và tái đắc cử chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, nhiệm kỳ 2015 - 2020. Ông Phạm Duy Cường, sinh năm 1958, tái đắc cử chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái khóa 18. Ông Lê Trường Lưu (52 tuổi), Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thừa Thiên- Huế tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy, khóa 15, nhiệm kỳ 2015-2020. Ông Lê Minh Hoan (54 tuổi), tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Ông Bùi Văn Hải, sinh năm 1960 tiếp tục được bầu giữ chức vụ danh Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XIX, tín nhiệm bầu ông Nguyễn Nhân Chiến, sinh năm 1960 tiếp tục giữ chức Bí thư Tỉnh ủy. Ông Nguyễn Văn Du, sinh năm 1960, được bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Bắc Kạn. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ X bầu ông Võ Thành Hạo, sinh năm 1959, giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre. Tỉnh ủy khóa mới đã bầu ông Nguyễn Mạnh Hùng, sinh năm 1960 tiếp tục giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận. Riêng TP.HCM, theo phân công của Bộ Chính trị, ông Lê Thanh Hải tiếp tục chỉ đạo Thành ủy cho đến ĐH Đảng toàn quốc lần thứ 12. Tại ĐH Đảng bộ TP.HCM vừa qua, có 4 Phó bí thư Thành ủy được bầu là: ông Võ Văn Thưởng, Phó bí thư thường trực, phụ trách điều hành hoạt động của Thành ủy; ông Nguyễn Thành Phong; ông Tất Thành Cang và bà Nguyễn Thị Quyết Tâm. (Theo VOV)

Chân dung bí thư 54 tỉnh thành

Trong số 54 Bí thư thành ủy, tỉnh ủy vừa được bầu, có 35 người tái đắc cử và 19 người mới đắc cử.

Tính đến trưa 25/10, đã có 54 Bí thư Thành ủy, Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020 được bầu trên cả nước; trong đó, có 35 người tái đắc cử và 19 người mới đắc cử. Bí thư lớn tuổi nhất là 59 và trẻ nhất là 39 tuổi.
19 Bí thư mới đắc cử gồm:
Ông Lê Văn Thành, Phó Bí thư Thành ủy khóa XIV, Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng đắc cử chức danh Bí thư Thành ủy.
bị thư, đại hội Đảng, đắc cử, Đại hội
Hai Bí thư trẻ nhất cùng sinh năm 1976 (từ trái sang) Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Đà Nẵng và Nguyễn Thanh Nghị, Bí thư Kiên Giang  
Ông Hoàng Đăng Quang sinh năm 1961, quê xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, thạc sĩ Toán học, cử nhân kinh tế, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy được Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình khóa XVI.
Ông Nguyễn Hồng Lĩnh, sinh năm 1964, Phó Bí thư Thường trực Chủ tịch HĐND tỉnh khóa V được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khóa VI nhiệm kỳ 2015-2020 bầu làm Bí thư Tỉnh ủy khóa VI.
Ông Nguyễn Văn Lợi, sinh năm 1961, Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước nhiệm kỳ 2015-2020.
Ông Nguyễn Thanh Tùng, sinh năm 1960, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Định.
Ông Nguyễn Văn Danh, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy được tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015- 2020. Ông Nguyễn Văn Danh sinh năm 1962, ngụ xã Phước Thạnh, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Trình độ chính trị: Cao cấp; trình độ chuyên môn: Đại học Luật Hành chính, Đại học Chính trị. Nhiệm kỳ 2010-2015, ông Nguyễn Văn Danh là Phó Bí Thư thường trực Tỉnh ủy - kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh - Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang.
Đại hội đại biểu Đảng bộ TP. Cần Thơ lần thứ XIII đã bầu ông Trần Quốc Trung, sinh năm 1960 làm Bí thư Thành ủy Cần Thơ.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã bầu ông Lê Đình Sơn – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020 đã bầu ông Nguyễn Thanh Nghị, sinh năm 1976, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang khóa X. Ông là một trong hai Bí thư trẻ nhất nhiệm kỳ 2015-2020.
Đại hội đại biểu Đảng bộ TP. Đà Nẵng lần thứ XII bầu ông Nguyễn Xuân Anh, sinh năm 1976, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, giữ chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng. Ông Nguyễn Xuân Anh là một trong hai Bí thư trẻ nhất nhiệm kỳ này. Ông Nguyễn Xuân Anh, quê Hòa Tiến, Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng; Tiến sỹ quản trị kinh doanh; Trình độ lý luận chính trị- cao cấp
Ông Phạm Văn Rạnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy khóa IX được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Long An nhiệm kỳ 2015-2020.
Ông Dương Văn Trang, sinh năm 1961, được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai khóa XV, nhiệm kỳ 2015-2020.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020đã bầu ông Huỳnh Tấn Việt, sinh năm 1962 Chủ tịch HĐND tỉnh giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy khóa XVI.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk khóa XVI bầu ông Êban Y Phu, sinh năm 1956, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk, giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ. Ông Êban Y Phu cũng là Bí thư lớn tuổi nhất nhiệm kỳ này tính đến ngày 25/10.
Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Điện Biên khóa XIII đã bầu ông Trần Văn Sơn, sinh năm 1961, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy khóa XII giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên nhiệm kỳ 2015-2020.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Nông đã bầu ông Lê Diễn, sinh năm 1960 làm Bí thư Tỉnh ủy khóa XI, nhiệm kỳ 2015-2020.
bị thư, đại hội Đảng, đắc cử, Đại hội
Từ trái sang, Bí thư Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan; Bí thư Ninh Bình Nguyễn Thị Thanh; Bí thư An Giang Võ Thị Ánh Xuân.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ 10 nhiệm kỳ 2015-2020 đã bầu ông Nguyễn Phú Cường, sinh năm 1967, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai.
Ông Nguyễn Văn Hùng, sinh năm 1961, Phó Bí thư Tỉnh ủy được tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị khóa XVI, nhiệm kỳ 2015-2020.
Ông Đoàn Hồng Phong, sinh năm 1963, Chủ tịch UBND tỉnh được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy khóa XIX.
35 Bí thư tái đắc cử gồm:
Ông Chẩu Văn Lâm, Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang khóa XV tiếp tục giữ chức Bí thư Tỉnh ủy khóa XVI, nhiệm kỳ 2015-2020. Ông Chẩu Văn Lâm sinh năm1967; quê quán xã Khuôn Hà, huyện Na Hang (nay là huyện Lâm Bình), tỉnh Tuyên Quang; dân tộc Tày; trình độ học vấn: Thạc sỹ Quản trị kinh doanh.
Bà Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng được Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ X tiếp tục tín nhiệm bầu làm Bí thư Tỉnh ủy An Giang nhiệm kỳ 2015-2020. Bà Võ Thị Ánh Xuân sinh năm 1970. Bà từng đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ Nữ tỉnh khóa VIII (2006 – 2011). Từ 1/2011 đến nay là Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa IX, Bí thư Thị xã ủy Tân Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy An Giang. Bà Võ Thị Ánh Xuân đang là nữ Bí thư trẻ nhất nhiệm kỳ này.
Ông Lê Viết Chữ tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi khóa XIX, nhiệm kỳ 2015-2020. Ông Lê Viết Chữ sinh năm 1963, quê Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi, đã từng giữ các chức vụ: Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi, Bí thư Thành ủy Quảng Ngãi, Chủ tịch UBND tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng khóa X đã bầu ông Nguyễn Xuân Tiến, Ủy viên Trung ương Đảng tái đắc cử chức vụ Bí thư Tỉnh ủy.
Ông Trần Công Chánh tái đắc cử chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang. Ông Trần Công Chánh, sinh năm 1959, quê quán xã Đông Phước A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Ông đã từng giữ các chức vụ: Chủ nhiệm Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự Thành phố Cần Thơ; Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hậu Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang và đầu tháng 10 này ông vừa được Bộ Chính trị chuẩn y đảm trách chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2010-2015.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XVIII bế mạc vào chiều 16/10 tiếp tục tín nhiệm bầu ông Nguyễn Hoàng Anh làm Bí thư tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015-2020.
Ông Dương Thanh Bình, sinh năm 1961, tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau khóa XV, nhiệm kỳ 2015-2020.
Ông Triệu Tài Vinh sinh năm 1968, tiếp tục giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang khóa XVI.
Ông Mai Tiến Dũng, sinh năm 1959, tiếp tục được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam nhiệm kỳ 2015-2020.
Ông Bùi Văn Tỉnh, sinh năm 1958, tái cử chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình nhiệm kỳ 2015-2020.
Ông Lê Thanh Quang, sinh năm 1960, tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa khóa XVII.
Ông Nguyễn Văn Hùng, sinh năm 1964, được tín nhiệm bầu tiếp tục giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum khóa XV.
Ông Nguyễn Khắc Chử, sinh năm 1958, tiếp tục giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu khóa XIII.
Ông Nguyễn Văn Vịnh, sinh năm 1960, được tín nhiệm bầu tiếp tục giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai khóa XV.
Ông Nguyễn Xuân Tiến, sinh năm 1958, được bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng.
Bà Nguyễn Thị Thanh, sinh năm 1967, được tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình khóa XXI.
Ông Nguyễn Đức Thanh, sinh năm1962, tiếp tục giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận.
Ông Hồ Đức Phớc, sinh năm 1963, tái đắc cử chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An.
Ông Hoàng Dân Mạc, sinh năm 1958, được tín nhiệm tái cử giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ.
Ông Nguyễn Ngọc Quang, sinh năm 1958, được tiếp tục giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam.
Ông Nguyễn Văn Đọc, sinh năm 1959, tiếp tục được tín nhiệm bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2015-2020.
Ông Hoàng Văn Chất, sinh năm 1959, tiếp tục được tín nhiệm bầu tái giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Sơn La.
Ông Trần Lưu Quang, sinh năm 1967, được tín nhiệm bầu tiếp tục giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh nhiệm kỳ 2015-2020.
Ông Phạm Văn Sinh, sinh năm 1958, giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình.
Ông Trịnh Văn Chiến, sinh năm 1960, Bí thư Tỉnh ủy khóa XVII tiếp tục giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa khóa XVIII.
Ông Trần Trí Dũng, sinh năm 1959, tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh nhiệm kỳ 2015-2020.
Ông Trần Văn Rón, sinh năm 1961 được Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long tín nhiệm bầu tiếp tục giữ chức Bí thư Tỉnh ủy khóa 10 nhiệm kỳ 2015-2020.
Bà Hoàng Thị Thúy Lan tiếp tục được Đại hội tín nhiệm bầu và tái đắc cử chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Ông Phạm Duy Cường, sinh năm 1958, tái đắc cử chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái khóa 18.
Ông Lê Trường Lưu (52 tuổi), Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thừa Thiên- Huế tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy, khóa 15, nhiệm kỳ 2015-2020.
Ông Lê Minh Hoan (54 tuổi), tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp
Ông Bùi Văn Hải, sinh năm 1960 tiếp tục được bầu giữ chức vụ danh Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XIX, tín nhiệm bầu ông Nguyễn Nhân Chiến, sinh năm 1960 tiếp tục giữ chức Bí thư Tỉnh ủy.
Ông Nguyễn Văn Du, sinh năm 1960, được bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Bắc Kạn.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ X bầu ông Võ Thành Hạo, sinh năm 1959, giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre.
Tỉnh ủy khóa mới đã bầu ông Nguyễn Mạnh Hùng, sinh năm 1960 tiếp tục giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận.
Riêng TP.HCM, theo phân công của Bộ Chính trị, ông Lê Thanh Hải tiếp tục chỉ đạo Thành ủy cho đến ĐH Đảng toàn quốc lần thứ 12.
Tại ĐH Đảng bộ TP.HCM vừa qua, có 4 Phó bí thư Thành ủy được bầu là: ông Võ Văn Thưởng, Phó bí thư thường trực, phụ trách điều hành hoạt động của Thành ủy; ông Nguyễn Thành Phong; ông Tất Thành Cang và bà Nguyễn Thị Quyết Tâm.
(Theo VOV)
Trong số 54 Bí thư thành ủy, tỉnh ủy vừa được bầu, có 35 người tái đắc cử và 19 người mới đắc cử.

Tính đến trưa 25/10, đã có 54 Bí thư Thành ủy, Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020 được bầu trên cả nước; trong đó, có 35 người tái đắc cử và 19 người mới đắc cử. Bí thư lớn tuổi nhất là 59 và trẻ nhất là 39 tuổi.
19 Bí thư mới đắc cử gồm:
Ông Lê Văn Thành, Phó Bí thư Thành ủy khóa XIV, Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng đắc cử chức danh Bí thư Thành ủy.
bị thư, đại hội Đảng, đắc cử, Đại hội
Hai Bí thư trẻ nhất cùng sinh năm 1976 (từ trái sang) Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Đà Nẵng và Nguyễn Thanh Nghị, Bí thư Kiên Giang  
Ông Hoàng Đăng Quang sinh năm 1961, quê xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, thạc sĩ Toán học, cử nhân kinh tế, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy được Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình khóa XVI.
Ông Nguyễn Hồng Lĩnh, sinh năm 1964, Phó Bí thư Thường trực Chủ tịch HĐND tỉnh khóa V được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khóa VI nhiệm kỳ 2015-2020 bầu làm Bí thư Tỉnh ủy khóa VI.
Ông Nguyễn Văn Lợi, sinh năm 1961, Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước nhiệm kỳ 2015-2020.
Ông Nguyễn Thanh Tùng, sinh năm 1960, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Định.
Ông Nguyễn Văn Danh, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy được tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015- 2020. Ông Nguyễn Văn Danh sinh năm 1962, ngụ xã Phước Thạnh, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Trình độ chính trị: Cao cấp; trình độ chuyên môn: Đại học Luật Hành chính, Đại học Chính trị. Nhiệm kỳ 2010-2015, ông Nguyễn Văn Danh là Phó Bí Thư thường trực Tỉnh ủy - kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh - Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang.
Đại hội đại biểu Đảng bộ TP. Cần Thơ lần thứ XIII đã bầu ông Trần Quốc Trung, sinh năm 1960 làm Bí thư Thành ủy Cần Thơ.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã bầu ông Lê Đình Sơn – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020 đã bầu ông Nguyễn Thanh Nghị, sinh năm 1976, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang khóa X. Ông là một trong hai Bí thư trẻ nhất nhiệm kỳ 2015-2020.
Đại hội đại biểu Đảng bộ TP. Đà Nẵng lần thứ XII bầu ông Nguyễn Xuân Anh, sinh năm 1976, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, giữ chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng. Ông Nguyễn Xuân Anh là một trong hai Bí thư trẻ nhất nhiệm kỳ này. Ông Nguyễn Xuân Anh, quê Hòa Tiến, Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng; Tiến sỹ quản trị kinh doanh; Trình độ lý luận chính trị- cao cấp
Ông Phạm Văn Rạnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy khóa IX được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Long An nhiệm kỳ 2015-2020.
Ông Dương Văn Trang, sinh năm 1961, được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai khóa XV, nhiệm kỳ 2015-2020.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020đã bầu ông Huỳnh Tấn Việt, sinh năm 1962 Chủ tịch HĐND tỉnh giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy khóa XVI.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk khóa XVI bầu ông Êban Y Phu, sinh năm 1956, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk, giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ. Ông Êban Y Phu cũng là Bí thư lớn tuổi nhất nhiệm kỳ này tính đến ngày 25/10.
Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Điện Biên khóa XIII đã bầu ông Trần Văn Sơn, sinh năm 1961, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy khóa XII giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên nhiệm kỳ 2015-2020.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Nông đã bầu ông Lê Diễn, sinh năm 1960 làm Bí thư Tỉnh ủy khóa XI, nhiệm kỳ 2015-2020.
bị thư, đại hội Đảng, đắc cử, Đại hội
Từ trái sang, Bí thư Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan; Bí thư Ninh Bình Nguyễn Thị Thanh; Bí thư An Giang Võ Thị Ánh Xuân.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ 10 nhiệm kỳ 2015-2020 đã bầu ông Nguyễn Phú Cường, sinh năm 1967, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai.
Ông Nguyễn Văn Hùng, sinh năm 1961, Phó Bí thư Tỉnh ủy được tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị khóa XVI, nhiệm kỳ 2015-2020.
Ông Đoàn Hồng Phong, sinh năm 1963, Chủ tịch UBND tỉnh được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy khóa XIX.
35 Bí thư tái đắc cử gồm:
Ông Chẩu Văn Lâm, Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang khóa XV tiếp tục giữ chức Bí thư Tỉnh ủy khóa XVI, nhiệm kỳ 2015-2020. Ông Chẩu Văn Lâm sinh năm1967; quê quán xã Khuôn Hà, huyện Na Hang (nay là huyện Lâm Bình), tỉnh Tuyên Quang; dân tộc Tày; trình độ học vấn: Thạc sỹ Quản trị kinh doanh.
Bà Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng được Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ X tiếp tục tín nhiệm bầu làm Bí thư Tỉnh ủy An Giang nhiệm kỳ 2015-2020. Bà Võ Thị Ánh Xuân sinh năm 1970. Bà từng đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ Nữ tỉnh khóa VIII (2006 – 2011). Từ 1/2011 đến nay là Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa IX, Bí thư Thị xã ủy Tân Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy An Giang. Bà Võ Thị Ánh Xuân đang là nữ Bí thư trẻ nhất nhiệm kỳ này.
Ông Lê Viết Chữ tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi khóa XIX, nhiệm kỳ 2015-2020. Ông Lê Viết Chữ sinh năm 1963, quê Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi, đã từng giữ các chức vụ: Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi, Bí thư Thành ủy Quảng Ngãi, Chủ tịch UBND tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng khóa X đã bầu ông Nguyễn Xuân Tiến, Ủy viên Trung ương Đảng tái đắc cử chức vụ Bí thư Tỉnh ủy.
Ông Trần Công Chánh tái đắc cử chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang. Ông Trần Công Chánh, sinh năm 1959, quê quán xã Đông Phước A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Ông đã từng giữ các chức vụ: Chủ nhiệm Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự Thành phố Cần Thơ; Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hậu Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang và đầu tháng 10 này ông vừa được Bộ Chính trị chuẩn y đảm trách chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2010-2015.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XVIII bế mạc vào chiều 16/10 tiếp tục tín nhiệm bầu ông Nguyễn Hoàng Anh làm Bí thư tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015-2020.
Ông Dương Thanh Bình, sinh năm 1961, tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau khóa XV, nhiệm kỳ 2015-2020.
Ông Triệu Tài Vinh sinh năm 1968, tiếp tục giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang khóa XVI.
Ông Mai Tiến Dũng, sinh năm 1959, tiếp tục được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam nhiệm kỳ 2015-2020.
Ông Bùi Văn Tỉnh, sinh năm 1958, tái cử chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình nhiệm kỳ 2015-2020.
Ông Lê Thanh Quang, sinh năm 1960, tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa khóa XVII.
Ông Nguyễn Văn Hùng, sinh năm 1964, được tín nhiệm bầu tiếp tục giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum khóa XV.
Ông Nguyễn Khắc Chử, sinh năm 1958, tiếp tục giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu khóa XIII.
Ông Nguyễn Văn Vịnh, sinh năm 1960, được tín nhiệm bầu tiếp tục giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai khóa XV.
Ông Nguyễn Xuân Tiến, sinh năm 1958, được bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng.
Bà Nguyễn Thị Thanh, sinh năm 1967, được tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình khóa XXI.
Ông Nguyễn Đức Thanh, sinh năm1962, tiếp tục giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận.
Ông Hồ Đức Phớc, sinh năm 1963, tái đắc cử chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An.
Ông Hoàng Dân Mạc, sinh năm 1958, được tín nhiệm tái cử giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ.
Ông Nguyễn Ngọc Quang, sinh năm 1958, được tiếp tục giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam.
Ông Nguyễn Văn Đọc, sinh năm 1959, tiếp tục được tín nhiệm bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2015-2020.
Ông Hoàng Văn Chất, sinh năm 1959, tiếp tục được tín nhiệm bầu tái giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Sơn La.
Ông Trần Lưu Quang, sinh năm 1967, được tín nhiệm bầu tiếp tục giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh nhiệm kỳ 2015-2020.
Ông Phạm Văn Sinh, sinh năm 1958, giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình.
Ông Trịnh Văn Chiến, sinh năm 1960, Bí thư Tỉnh ủy khóa XVII tiếp tục giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa khóa XVIII.
Ông Trần Trí Dũng, sinh năm 1959, tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh nhiệm kỳ 2015-2020.
Ông Trần Văn Rón, sinh năm 1961 được Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long tín nhiệm bầu tiếp tục giữ chức Bí thư Tỉnh ủy khóa 10 nhiệm kỳ 2015-2020.
Bà Hoàng Thị Thúy Lan tiếp tục được Đại hội tín nhiệm bầu và tái đắc cử chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Ông Phạm Duy Cường, sinh năm 1958, tái đắc cử chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái khóa 18.
Ông Lê Trường Lưu (52 tuổi), Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thừa Thiên- Huế tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy, khóa 15, nhiệm kỳ 2015-2020.
Ông Lê Minh Hoan (54 tuổi), tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp
Ông Bùi Văn Hải, sinh năm 1960 tiếp tục được bầu giữ chức vụ danh Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XIX, tín nhiệm bầu ông Nguyễn Nhân Chiến, sinh năm 1960 tiếp tục giữ chức Bí thư Tỉnh ủy.
Ông Nguyễn Văn Du, sinh năm 1960, được bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Bắc Kạn.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ X bầu ông Võ Thành Hạo, sinh năm 1959, giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre.
Tỉnh ủy khóa mới đã bầu ông Nguyễn Mạnh Hùng, sinh năm 1960 tiếp tục giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận.
Riêng TP.HCM, theo phân công của Bộ Chính trị, ông Lê Thanh Hải tiếp tục chỉ đạo Thành ủy cho đến ĐH Đảng toàn quốc lần thứ 12.
Tại ĐH Đảng bộ TP.HCM vừa qua, có 4 Phó bí thư Thành ủy được bầu là: ông Võ Văn Thưởng, Phó bí thư thường trực, phụ trách điều hành hoạt động của Thành ủy; ông Nguyễn Thành Phong; ông Tất Thành Cang và bà Nguyễn Thị Quyết Tâm.
(Theo VOV)

Con lãnh đạo làm lãnh đạo là hạnh phúc của dân tộc

Phó bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm nhìn nhận, việc con em lãnh đạo được giao trọng trách quản lý là điều hạnh phúc của dân tộc, không có gì phải nghi ngại.

Trao đổi bên lề QH, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm nhấn mạnh: "Cán bộ trẻ cần có sự trải nghiệm. Không mạnh dạn bố trí để họ cọ xát thực tiễn thì không thể đánh giá được".
Bí thư 40 tuổi không gọi là trẻ
Bà Quyết Tâm nói:
Ở tuổi trên dưới 40 không thể gọi là trẻ được, càng không phải quá trẻ để đảm nhận những chức danh như bí thư tỉnh ủy. Họ chỉ trẻ hơn lớp trước thôi.
cán bộ trẻ, bí thư, lãnh đạo, Nguyễn Thị Quyết Tâm, Bùi Thị An
Phó bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm
Để có một đội ngũ cán bộ trẻ, phải quy hoạch, đào tạo và quan tâm đến việc bố trí để thử thách. Cán bộ trẻ phải có sự trải nghiệm mà mình không mạnh dạn bố trí để họ cọ xát thực tiễn thì không thể đánh giá được.
Từ thực tiễn, cán bộ trẻ mới chứng minh được năng lực, phẩm chất đạo đức và sở trưởng của mình để biết họ vào lĩnh vực nào là phù hợp.
Điều tôi thấy rõ nhất ở đội ngũ cán bộ trẻ là họ được đào tạo rất bài bản cả lý luận, thực tiễn và trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Qua thực tiễn, tập thể thấy rất rõ họ nổi lên, chứng minh được năng lực, đạo đức của người cán bộ, xứng đáng được bố trí ở những vị trí quan trọng, được xã hội chấp nhận, được đại hội đánh giá cao, tín nhiệm cao.
Theo bà, việc những cán bộ trẻ được đề bạt vào các vị trí chủ chốt như vậy có phải là một bước đổi mới trong công tác cán bộ ?
Chúng ta phải nhìn nhận công tác nhân sự có tính thế hệ. Các đồng chí 60 tuổi trở lên đã nghỉ thì trước đây cũng có một thời tuổi trẻ, có cả một quá trình cống hiến, làm tốt, làm được. Bây giờ họ lớn tuổi, thế hệ khác lên thay. Tập thể tín nhiệm là tín nhiệm kỳ này tới kỳ khác, đó là chuyện bình thường chứ không phải bây giờ mới có cán bộ trẻ.
Đó là một quá trình vừa bố trí, vừa đào tạo. Bây giờ, các bạn trẻ lên lại tiếp tục đào tạo cán bộ mới mười mấy, 20 tuổi. Ví dụ như TP.HCM, các bạn trẻ 18 tuổi tốt nghiệp phổ thông, đi vào đại học, TP đã nhắm đến các trường đại học để đưa vào quy hoạch chuẩn bị đội ngũ cán bộ dài hạn.
Rồi sẽ có một lớp cán bộ trẻ khác kế tiếp.
Con em lãnh đạo hư hỏng mới là điều bất hạnh
Phó bí thư Thành ủy TP.HCM cũng chia sẻ:
Nếu như con em cán bộ lãnh đạo có sự trưởng thành và được các đại hội Đảng tín nhiệm, được tổ chức tín nhiệm giao những trọng trách thì đó là điều hạnh phúc của dân tộc, của Đảng. Tôi nghĩ như vậy. Không có gì nghi ngại cả. Đó là sự kế thừa truyền thống, họ giữ gìn truyền thống đó và biết phát huy truyền thống đó để làm tiếp sự nghiệp mà cha ông họ đã đi.
Tôi nghĩ điều đó quá là hạnh phúc đối với dân tộc mình chứ sao lại nghi ngại.
Chỉ trừ những trường hợp khuất tất, không có năng lực. Còn những trường hợp vừa rồi là đại hội bầu. Đó là sự tín nhiệm của cả một đại hội.

Nếu con em cán bộ mà hư hỏng hết thì đó là điều bất hạnh.

Bà kỳ vọng gì vào đội ngũ cán bộ, lãnh đạo trẻ hiện nay?Tôi kỳ vọng vào tính năng động, sáng tạo, sự xốc vác, nghĩ nhanh của các bạn trẻ.
Các bạn trẻ sẽ trưởng thành hơn từ thực tiễn. Có những bài học rất quan trọng, đó là gần dân, hiểu dân và học dân. Các bài học đó các bạn trải nghiệm chưa nhiều cần phải học hỏi thêm.
Một điều nữa tôi mong muốn là các bạn trẻ hãy biết phát huy sự trải nghiệm, kinh nghiệm của người đi trước. Có thể họ chậm hơn do tuổi tác nhưng sự trải nghiệm của thế hệ trước bao giờ cũng cần thiết cho bất cứ lãnh đạo nào.
ĐBQH Bùi Thị An, Hà Nội: Lãnh đạo cũng có tố chất di truyềnTrong thực tiễn của thế giới cũng như ở Việt Nam, có những gia đình có tố chất di truyền. Tố chất ấy được thể hiện trong lãnh đạo, trong các ngành chuyên môn.
cán bộ trẻ, bí thư, lãnh đạo, Nguyễn Thị Quyết Tâm, Bùi Thị An
                                                       Đại biểu QH Bùi Thị An
Như trong y học có gia đình GS Tôn Thất Tùng, Tôn Thất Bách, rồi các nhà văn, nhà thơ đều có những trường hợp “cha truyền con nối” thì trong chính trị cũng có những gia đình như vậy.
Mọi người đều bình đẳng, ai phấn đấu rèn luyện tốt thì đều có thể được đề bạt vào những vị trí quan trọng. Tuy nhiên, những người có truyền thống gia đình đã có cái gốc sẵn thì bản thân họ sẽ có điều kiện học hỏi, lấy kinh nghiệm của cha ông mình làm vốn cho mình.
Bây giờ nhận định gì về họ thì hơi sớm. Phải qua thời gian thực tiễn 1-2 năm, thậm chí một nhiệm kỳ sẽ trả lời được tất cả những câu hỏi bây giờ đặt ra. Như vậy mới chính xác được.
Thu Hằng - Ảnh: Hoàng Long

Nguyên Bộ trưởng Công thương bị hỏi việc bổ nhiệm con trai

Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính VN (VAFI) gửi thư chất vấn nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng về việc Bộ Công thương dưới thời ông làm Bộ trưởng đã bổ nhiệm con trai là Vũ Quang Hải làm lãnh đạo Sabeco.
Trong văn bản công bố ngày 13/6, VAFI hỏi về vấn đề nhân sự tại Tổng công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco). Văn bản gửi ông Vũ Huy Hoàng và bà Hồ Thị Kim Thoa, Thứ trưởng Bộ Công Thương (quyết định bổ nhiệm con trai ông Hoàng do Thứ trưởng Kim Thoa ký).
bộ trưởng công thương vũ huy hoàng, con trai bộ trưởng vũ quang hải, sabeco, vafi
Ông Vũ Huy Hoàng tại một phiên chất vấn của QH tháng 11/2015. Ảnh: Hoàng Long
Văn bản do Phó chủ tịch VAFI Nguyễn Hoàng Hải ký cho thấy, đầu năm 2015, ông Vũ Quang Hải (con trai ông Vũ Huy Hoàng) khi đó mới 28 tuổi được lãnh đạo Bộ Công Thương điều động về Sabeco ở vị thế hàm Phó vụ trưởng để đảm đương vị trí chủ chốt là Thành viên HĐQT, đại diện cho cổ phần nhà nước, đồng thời kiêm chức Phó tổng giám đốc.
Văn bản của VAFI cũng nêu, năm 2011 khi 25 tuổi, không có thành tích kinh doanh gì nhưng ông Vũ Quang Hải được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc công ty cổ phần đầu tư tài chính dầu khí (PVFI), do Tập đoàn Dầu khí quốc gia VN (PVN) nắm giữ trên 51% vốn điều lệ.
PVFI liên tục bị thua lỗ: Năm 2011 lỗ 155 tỷ đồng, năm 2012 lỗ 67 tỷ, trong khi vốn điều lệ của công ty là 300 tỷ.
VAFI đặt câu hỏi: Việc bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải khi mới 25 tuổi làm Tổng giám đốc PVFI là đúng hay sai, ai chịu trách nhiệm gánh hậu quả làm mất vốn nhà nước và vốn của 4.700 cổ đông?
Sau 2 năm làm lãnh đạo tại PVFI, ông Hải được điều động về Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) với chức danh Phó giám đốc Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu. Sau đó, ông lại được Bộ Công thương giới thiệu về Sabeco với vai trò đại diện phần vốn nhà nước, vị trí thành viên HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc.
“Vũ Quang Hải mới chỉ làm công chức được 1 năm và để PVFI lỗ 2 năm liên tiếp nhưng lại được đề bạt và thăng chức vượt cấp như vậy có lợi cho nhà nước hay không”, VAFI nêu trong văn bản.
VAFI đã đề nghị nguyên Bộ trưởng Công thương “khuyên con tự nguyện rời khỏi vị trí đại diện phần vốn nhà nước tại Sabeco”.
T.Hằng - H.Anh

Bộ trưởng Nội vụ lên tiếng việc bổ nhiệm Phó chủ tịch Hậu Giang

Liên quan việc bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh, Bộ trưởng Nội vụ cho biết: Đã giao Vụ Chính quyền địa phương rà soát lại toàn bộ quy trình.
Trưa nay, trả lời về quy trình bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết: “Vấn đề này tôi đã chỉ đạo các đơn vị của Bộ và địa phương phối hợp để rà soát lại. Anh em sẽ rà lại tất cả quy trình, thủ tục xem có đúng hay không. Tôi đã chỉ đạo việc này với các anh em ở Vụ Chính quyền địa phương rồi”.
Phó chủ tịch Hậu Giang, Phó chủ tịch đi Lexus biển xanh, bổ nhiệm phó chủ tịch Hậu Giang, Bộ trưởng Nội vụ, Trịnh Xuân Thanh, lê vĩnh tân
Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân
Trước đó, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã giao UB Kiểm tra TƯ chủ trì, phối hợp với Ban Nội chính TƯ, Ban Tổ chức TƯ, Bộ Công an, Ban Cán sự Đảng: Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước, Ban Thi đua khen thưởng TƯ, Tỉnh ủy Hậu Giang và Tập đoàn dầu khí quốc gia VN khẩn trương kiểm tra, xem xét, kết luận những nội dung mà báo chí nêu về việc Phó chủ tịch Hậu Giang đi xe Lexus biển xanh.
Sau đó, báo chí đã lần lại hồ sơ về vị Phó chủ tịch này. Điều khiến dư luận quan tâm trong vụ việc này là ông Trịnh Xuân Thanh sau khi lãnh đạo doanh nghiệp thua lỗ hơn 3.000 tỷ đồng, đã liên tiếp được luân chuyển, giữ nhiều chức vụ quan trọng của Bộ Công Thương và tỉnh Hậu Giang.
Theo một vị nguyên lãnh đạo Ban Tổ chức TƯ, ông Trịnh Xuân Thanh không nằm trong danh sách cán bộ được Bộ Chính trị luân chuyển, điều động về công tác tại các địa phương giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy và Phó Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố...
Theo VOV

VŨNG TÀU ĐIỂM HẸN 2016 - KHÁCH SẠN KIỀU ANH VŨNG TÀU

THÀNH PHỐ VŨNG TÀU ĐIỂM HẸN 2016

Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2016

Giáo viên "bật" lại yêu cầu cấm dạy thêm trong trường


- Trước yêu cầu “cấm” dạy thêm tại trường học, giáo viên TP.HCM đã chia sẻ quan điểm của mình.

Phải xét thực tế trước khi cấm
Một giáo viên dạy văn ở Trường THPT Lê Quý Đôn (quận 3, TP.HCM ) cho biết, việc phụ đạo học sinh yếu kém hiện nay đã được thực hiện. “Còn việc dạy thêm, học thêm là nhu cầu của học sinh. Đối với phụ huynh, việc cho con đi học thêm là nhu cầu, mong muốn của họ. Chúng tôi - giáo viên chẳng ai bắt các em phải đi học thêm, nhưng đó là nhu cầu của các em. Một khi đã là nhu cầu thì phải trả phí” – vị này nêu quan điểm.
Giáo viên dẫn dụ “Tại trường tôi hiện nay việc dạy phụ đạo đã được thực hiện, các em cũng không phải trả phí. Tuy nhiên với một trường có chất lượng đầu vào tốt như trường Lê Quý Đôn, số học sinh phải phụ đạo không đáng kể, một lớp thường chỉ khoảng vài ba em. Nếu thời gian học chính là buổi sáng thì sẽ được ghép lớp và phụ đạo vào buổi chiều.
Cụ thể, nếu môn đó trong một tuần có 6 tiết nhưng các em vẫn không nắm được, giáo viên sẽ cho các em phụ đạo thêm 4 tiết nữa”.
Còn chuyện phụ huynh cho con học thêm ngoài giờ học, giáo viên này khẳng định việc trả phí là bình thường. “Trong trường hợp này, nhu cầu xuất phát từ học sinh, học sinh học nếu không trả phí làm sao giáo viên dạy được? Phụ huynh muốn cho con học thêm không phải vì các em yếu, mà vì họ mong muốn con mình vào được những trường cao hơn ở bậc đại học”.
Giáo viên, dạy thêm học thêm, quy định dạy thêm học thêm
Việc học ở Trường THPT Marie Curie (Q.3) năm 2014 được chia làm hai ca, ca 1 học (từ 5 giờ chiều đến 7 giờ tối), ca 2 (từ 7 giờ tối đến 9 giờ đêm) (Ảnh: Lê Huyền )
Rút lại, giáo viên này cho rằng “Không nên cấm học thêm vì đó là nhu cầu của học sinh, tuy nhiên không cho biến tướng, o ép để học sinh đi học. Cần phân biệt điều này với dạy nâng cao chất lượng”.
Cũng mong mỏi nhà quản lý có một góc nhìn thực tế hơn về dạy thêm học thêm, một giáo viên ở THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (Q.1) cho rằng phải đặt vấn đề xác định dạy thêm có phải là một nhu cầu do có nhu cầu học thêm không? Số lượng học sinh học thêm là bao nhiêu? Với đặc thù của TP.HCM thì số lượng đó là nhiều hay ít?
Giáo viên này phân tích: “Đối với một tỉnh thông thường, việc học thêm diễn ra chủ yếu ở các huyện trung tâm, còn các huyện xa sẽ ít. Nhưng TP.HCM là một thành phố lớn, mong muốn của đa số người dân và theo yêu cầu của thành phố là có một nguồn nhân lực qua đào tạo không chỉ là công nhân mà còn là nguồn nhân lực có chất xám để phục vụ công nghiệp hóa cho các doanh nghiệp trên địa bàn và cả các tỉnh khác.
Đây là vấn đề rất lớn. Nhìn từ mong muốn của người dân, thì ví dụ những người nông dân ở địa phương họ mong muốn có đất đai làm tư liệu sản xuất. Nhưng người dân ở thành phố muốn thoát nghèo nếu không có đất thì chỉ có con đường đi lên đại học để có điều kiện sống tốt hơn.
Vì vậy, việc đặt vấn đề ở đây là có nhu cầu về học thêm của tại TP.HCM lớn hay không lớn, số lượng đông hay không đông. Lúc đó mới bàn nhà trường kiểm soát việc dạy tại các trường”.
Giáo viên sẽ bị “ép giá” ở bên ngoài?
Bí thư Đinh La Thăng: "Dứt khoát không có dạy thêm, học thêm"
Tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ GD-ĐT sáng 7/6, Bí thư Thành ủy TP.HCM
“Cái gì làm được ngay thì làm, ví dụ như việc dạy thêm, học thêm phải bỏ ngay. Trước đây, thầycô có lấy tiền bồi dưỡng đâu mà vẫn làm được, bây giờ tại sao không. 
Hội nhập là không dạy thêm, học thêm, không chạy trường, chạy lớp. Những việc này phải xử lý ngay, chứ không chờ đến khi đề án được phê duyệt”.
Về yêu cầu “chỉ cho phép tổ chức dạy thêm, học thêm tại các trung tâm ngoại ngữ, bồi dưỡng văn hóa ngoài nhà trường”, từ những quan sát lâu năm, vị giáo viên trường Trần Đại Nghĩa bày tỏ: “Rõ ràng là có nhu cầu học mới có nhu cầu dạy. Nhưng nếu chỉ dồn học sinh về cơ sở dạy thêm thì phải đặt câu hỏi ai mở được cơ sở dạy thêm đủ điều kiện như yêu cầu? Rõ ràng là chỉ những người có tiền mới mở được trung tâm.
Nhưng số người có khả năng mở trung tâm cũng chỉ có hạn. Vì vậy, số lượng giáo viên được tuyển vào chắc chắn sẽ có sự cạnh tranh. Ví dụ có 1.000 giáo viên có nhu cầu dạy thêm nhưng các cơ sở chỉ tuyển được 100. Vậy còn dư ra 900 giáo viên khác”.
“Khi nào số lượng cơ sở học thêm đảm bảo đủ, thì mới đảm bảo thầy mới có lựa chọn. Lẽ ra, tổ chức công đoàn cũng có vai trò trong việc này. Nhưng hiện nay, theo quy luật thị trường, các cơ sở thỏa thuận với cá nhân. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng các trung tâm bồi dưỡng văn hóa “ép giá”, trả giáo viên không xứng đáng với công sức họ bỏ ra. Vì nhu cầu trang trải cuộc sống mà sẽ có những giáo viên chấp nhận “bán sức” với mức lương rẻ mạt”.
Cô T.H, giáo viên ở quận Bình Thạnh cũng khẳng định “Về cấm dạy thêm, học thêm nếu đã làm phải làm nghiêm túc, tránh hình thức, mất công bằng. Bởi vì giáo viên dạy là do nhu cầu của học sinh, chứ không phải từ nhu cầu của giáo viên”.
Cô H, giáo viên ở quận Bình Thạnh cho hay: “Chúng tôi sẵn sàng dạy phụ đạo cho học sinh nhưng Nhà nước phải tính chi phí cho một tiết dạy phụ đạo có đúng với công sức giáo viên bỏ ra. Từ trước đến nay khoản chi phí này giống như tượng trưng chứ chưa được tính toán trên công sức của giáo viên. Đối với học sinh yếu, kém việc dạy phụ đạo mất nhiều công sức hơn dạy chính khóa, bồi dưỡng học sinh giỏi.”
Giáo viên Trường THPT Trần Đại Nghĩa:"Cái khó hiện nay là nhà trường, ban giám hiệu có dám đánh giá việc học yếu kém là do học sinh chứ không phải do thầy giáo hay không. Hiện nay là “trăm dâu đổ đầu thầy”.
Nhà trường phải cùng với giáo viên, khi đã phân tích và lựa chọn học sinh yếu, phải bảo vệ giáo viên. Phải công nhận tính khách quan học sinh yếu do dâu và thầy sẽ hỗ trợ. Khi dạy hỗ trợ có chế độ thêm, phải công nhận công sức của thầy bỏ ra nhiều hơn” – giáo viên Trường THPT Trần Đại Nghĩa.
Lê Huyền – Ngân Anh