Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2016

Giáo viên "bật" lại yêu cầu cấm dạy thêm trong trường


- Trước yêu cầu “cấm” dạy thêm tại trường học, giáo viên TP.HCM đã chia sẻ quan điểm của mình.

Phải xét thực tế trước khi cấm
Một giáo viên dạy văn ở Trường THPT Lê Quý Đôn (quận 3, TP.HCM ) cho biết, việc phụ đạo học sinh yếu kém hiện nay đã được thực hiện. “Còn việc dạy thêm, học thêm là nhu cầu của học sinh. Đối với phụ huynh, việc cho con đi học thêm là nhu cầu, mong muốn của họ. Chúng tôi - giáo viên chẳng ai bắt các em phải đi học thêm, nhưng đó là nhu cầu của các em. Một khi đã là nhu cầu thì phải trả phí” – vị này nêu quan điểm.
Giáo viên dẫn dụ “Tại trường tôi hiện nay việc dạy phụ đạo đã được thực hiện, các em cũng không phải trả phí. Tuy nhiên với một trường có chất lượng đầu vào tốt như trường Lê Quý Đôn, số học sinh phải phụ đạo không đáng kể, một lớp thường chỉ khoảng vài ba em. Nếu thời gian học chính là buổi sáng thì sẽ được ghép lớp và phụ đạo vào buổi chiều.
Cụ thể, nếu môn đó trong một tuần có 6 tiết nhưng các em vẫn không nắm được, giáo viên sẽ cho các em phụ đạo thêm 4 tiết nữa”.
Còn chuyện phụ huynh cho con học thêm ngoài giờ học, giáo viên này khẳng định việc trả phí là bình thường. “Trong trường hợp này, nhu cầu xuất phát từ học sinh, học sinh học nếu không trả phí làm sao giáo viên dạy được? Phụ huynh muốn cho con học thêm không phải vì các em yếu, mà vì họ mong muốn con mình vào được những trường cao hơn ở bậc đại học”.
Giáo viên, dạy thêm học thêm, quy định dạy thêm học thêm
Việc học ở Trường THPT Marie Curie (Q.3) năm 2014 được chia làm hai ca, ca 1 học (từ 5 giờ chiều đến 7 giờ tối), ca 2 (từ 7 giờ tối đến 9 giờ đêm) (Ảnh: Lê Huyền )
Rút lại, giáo viên này cho rằng “Không nên cấm học thêm vì đó là nhu cầu của học sinh, tuy nhiên không cho biến tướng, o ép để học sinh đi học. Cần phân biệt điều này với dạy nâng cao chất lượng”.
Cũng mong mỏi nhà quản lý có một góc nhìn thực tế hơn về dạy thêm học thêm, một giáo viên ở THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (Q.1) cho rằng phải đặt vấn đề xác định dạy thêm có phải là một nhu cầu do có nhu cầu học thêm không? Số lượng học sinh học thêm là bao nhiêu? Với đặc thù của TP.HCM thì số lượng đó là nhiều hay ít?
Giáo viên này phân tích: “Đối với một tỉnh thông thường, việc học thêm diễn ra chủ yếu ở các huyện trung tâm, còn các huyện xa sẽ ít. Nhưng TP.HCM là một thành phố lớn, mong muốn của đa số người dân và theo yêu cầu của thành phố là có một nguồn nhân lực qua đào tạo không chỉ là công nhân mà còn là nguồn nhân lực có chất xám để phục vụ công nghiệp hóa cho các doanh nghiệp trên địa bàn và cả các tỉnh khác.
Đây là vấn đề rất lớn. Nhìn từ mong muốn của người dân, thì ví dụ những người nông dân ở địa phương họ mong muốn có đất đai làm tư liệu sản xuất. Nhưng người dân ở thành phố muốn thoát nghèo nếu không có đất thì chỉ có con đường đi lên đại học để có điều kiện sống tốt hơn.
Vì vậy, việc đặt vấn đề ở đây là có nhu cầu về học thêm của tại TP.HCM lớn hay không lớn, số lượng đông hay không đông. Lúc đó mới bàn nhà trường kiểm soát việc dạy tại các trường”.
Giáo viên sẽ bị “ép giá” ở bên ngoài?
Bí thư Đinh La Thăng: "Dứt khoát không có dạy thêm, học thêm"
Tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ GD-ĐT sáng 7/6, Bí thư Thành ủy TP.HCM
“Cái gì làm được ngay thì làm, ví dụ như việc dạy thêm, học thêm phải bỏ ngay. Trước đây, thầycô có lấy tiền bồi dưỡng đâu mà vẫn làm được, bây giờ tại sao không. 
Hội nhập là không dạy thêm, học thêm, không chạy trường, chạy lớp. Những việc này phải xử lý ngay, chứ không chờ đến khi đề án được phê duyệt”.
Về yêu cầu “chỉ cho phép tổ chức dạy thêm, học thêm tại các trung tâm ngoại ngữ, bồi dưỡng văn hóa ngoài nhà trường”, từ những quan sát lâu năm, vị giáo viên trường Trần Đại Nghĩa bày tỏ: “Rõ ràng là có nhu cầu học mới có nhu cầu dạy. Nhưng nếu chỉ dồn học sinh về cơ sở dạy thêm thì phải đặt câu hỏi ai mở được cơ sở dạy thêm đủ điều kiện như yêu cầu? Rõ ràng là chỉ những người có tiền mới mở được trung tâm.
Nhưng số người có khả năng mở trung tâm cũng chỉ có hạn. Vì vậy, số lượng giáo viên được tuyển vào chắc chắn sẽ có sự cạnh tranh. Ví dụ có 1.000 giáo viên có nhu cầu dạy thêm nhưng các cơ sở chỉ tuyển được 100. Vậy còn dư ra 900 giáo viên khác”.
“Khi nào số lượng cơ sở học thêm đảm bảo đủ, thì mới đảm bảo thầy mới có lựa chọn. Lẽ ra, tổ chức công đoàn cũng có vai trò trong việc này. Nhưng hiện nay, theo quy luật thị trường, các cơ sở thỏa thuận với cá nhân. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng các trung tâm bồi dưỡng văn hóa “ép giá”, trả giáo viên không xứng đáng với công sức họ bỏ ra. Vì nhu cầu trang trải cuộc sống mà sẽ có những giáo viên chấp nhận “bán sức” với mức lương rẻ mạt”.
Cô T.H, giáo viên ở quận Bình Thạnh cũng khẳng định “Về cấm dạy thêm, học thêm nếu đã làm phải làm nghiêm túc, tránh hình thức, mất công bằng. Bởi vì giáo viên dạy là do nhu cầu của học sinh, chứ không phải từ nhu cầu của giáo viên”.
Cô H, giáo viên ở quận Bình Thạnh cho hay: “Chúng tôi sẵn sàng dạy phụ đạo cho học sinh nhưng Nhà nước phải tính chi phí cho một tiết dạy phụ đạo có đúng với công sức giáo viên bỏ ra. Từ trước đến nay khoản chi phí này giống như tượng trưng chứ chưa được tính toán trên công sức của giáo viên. Đối với học sinh yếu, kém việc dạy phụ đạo mất nhiều công sức hơn dạy chính khóa, bồi dưỡng học sinh giỏi.”
Giáo viên Trường THPT Trần Đại Nghĩa:"Cái khó hiện nay là nhà trường, ban giám hiệu có dám đánh giá việc học yếu kém là do học sinh chứ không phải do thầy giáo hay không. Hiện nay là “trăm dâu đổ đầu thầy”.
Nhà trường phải cùng với giáo viên, khi đã phân tích và lựa chọn học sinh yếu, phải bảo vệ giáo viên. Phải công nhận tính khách quan học sinh yếu do dâu và thầy sẽ hỗ trợ. Khi dạy hỗ trợ có chế độ thêm, phải công nhận công sức của thầy bỏ ra nhiều hơn” – giáo viên Trường THPT Trần Đại Nghĩa.
Lê Huyền – Ngân Anh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét