Sau gần 30 năm định cư tại Mỹ, nay giáo sư Trương Nguyện Thành dành phân nửa thời gian làm việc tại quê hương, tiếp tục gieo hạt giống mới phát triển khoa học công nghệ nước nhà khi trở về giữ chức viện trưởng Viện Khoa học và công nghệ tính toán TPHCM.
Phát triển khoa học tính toán
Rời quê hương khi còn là cậu học trò nghèo với nỗ lực và ý chí học tập, giáo sư Trương Nguyện Thành trở về Việt Nam khi đã thành danh trên đất Mỹ chỉ để thực hiện những ước nguyện từ thuở thiếu thời trên đất mẹ. Với ý nghĩ chỉ mong đóng góp một phần bé nhỏ vào sự phát triển của đất nước, năm 2006 anh nhận lời mời của UBND TPHCM trở về thành lập Viện Khoa học và công nghệ tính toán TPHCM, để phát triển và nâng cao ngành công nghệ tính toán - một lĩnh vực còn khá mới mẻ ở Việt Nam.
Nói về đóng góp của giáo sư Trương Nguyện Thành, giáo sư Mai Suan Li, trưởng phòng Khoa học sự sống - Viện Khoa học và công nghệ tính toán TPHCM nhận xét: “Giáo sư Thành là một trong số những trí thức Việt kiều đầu tiên về đầu quân cho viện. Anh được UBND thành phố mời giữ chức viện trưởng và đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực, phát triển các dự án khoa học chuyên môn”.
“Làm việc bên đó lương cao, công việc cũng thoải mái, ngoài ra tôi cũng có một công ty phần mềm ở đó nữa. Nhưng lúc ở Lái Thiêu, vào thời điểm mà tôi ở tận cùng dưới đáy xã hội thì tôi có một lời nguyền là nếu ai đó cho tôi một cơ hội thì tôi sẽ trao cơ hội đó lại cho người khác. Với tôi đó là một cách trả” - anh chia sẻ khi nói về lý do tại sao quyết định trở về làm việc tại Việt Nam.
Những chuyến trở về làm việc tại viện, anh không thôi trăn trở phải làm sao phát triển và mở rộng quy mô viện ngày một khang trang hơn. Sở Khoa học và công nghệ đã xây dựng đề án xây dựng triển khai quy mô của viện, UBND thành phố dành cho viện 4.500m2 đất tại công viên phần mềm Quang Trung và cam kết hỗ trợ 4 triệu USD đầu tư trang bị máy tính. Sau hai năm đi vào hoạt động, bước đầu viện đã có những thành công.
Theo giáo sư Thành, với sự hỗ trợ tích cực của TPHCM và sự hợp tác nhiệt tình của nhiều giảng sư Việt kiều, sau hai năm hoạt động, Viện Khoa học và công nghệ tính toán TPHCM đã có được những đóng góp thiết thực. Tuy nhiên giáo sư Thành cho biết: “Viện chỉ mới bắt đầu phát triển các bước đầu tiên, trong năm 2015 viện sẽ hợp tác với trường đại học đào tạo nghiên cứu sinh, phát triển khả năng sử dụng khoa học tính toán để ứng dụng trong công trình nghiên cứu để làm việc tốt hơn”.
Ơn nghĩa tìm về
Ngoài việc hỗ trợ Sở Khoa học và công nghệ trong công tác lãnh đạo, giáo sư Thành còn trực tiếp đào tạo chuyên môn, tổ chức hoạt động khoa học và giúp các nghiên cứu sinh thực hiện đề án. Hiện có khoảng hơn mười nghiên cứu sinh đang làm đề án khoa học dưới sự hướng dẫn tận tình của anh. Là người nhiều năm làm việc trong lĩnh vực khoa học tính toán, giáo sư đã truyền đạt tất cả kinh nghiệm và kiến thức để hướng dẫn học trò. Đối với nghiên cứu sinh, anh là người thầy, người dẫn đường tận tâm, chỉ ra hướng đi mới, gợi ý đưa ra những ý tưởng đột phá trong khoa học. Nói về mình, anh vẫn khiêm tốn: “Viện Khoa học và công nghệ tính toán không phải là công lao của riêng tôi. Đó là tầm nhìn của UBND thành phố thấy được sự quan trọng của khoa học tính toán, là sự nỗ lực đóng góp của các anh em trí thức Việt kiều về làm việc và của toàn thể nhân viên, nghiên cứu sinh tại viện”.
Quê cha ở Bình Định, gia đình sống ở TPHCM, nhưng năm 16 tuổi, do hoàn cảnh gia đình, anh về quê ngoại ở huyện Lái Thiêu, Bình Dương làm ruộng và làm đủ mọi việc nhọc nhằn để kiếm tiền nuôi sáu đứa em ăn học. Đã gần 30 năm xa quê, ngần ấy thời gian đã có quá nhiều thay đổi tại quê nhà. Ngoại anh nay đã không còn khoẻ, cũng sắp sửa đi hết một đời người. Thương ngoại tảo tần nuôi cháu trong những năm tháng muôn vàn khó khăn, giáo sư Trương Nguyện Thành luôn về thăm nom, báo đáp công ơn với biết bao bồi hồi của một người con sau mấy chục năm xa quê. Việc anh đang nỗ lực từng ngày để đem đến cơ hội cho thế hệ trẻ Việt Nam mở mang kiến thức khoa học và phát triển công nghệ cũng là cách để trả ơn quê hương, cám ơn những người đã giúp đỡ, nuôi nấng anh thành người.
Rời quê hương khi còn là cậu học trò nghèo với nỗ lực và ý chí học tập, giáo sư Trương Nguyện Thành trở về Việt Nam khi đã thành danh trên đất Mỹ chỉ để thực hiện những ước nguyện từ thuở thiếu thời trên đất mẹ. Với ý nghĩ chỉ mong đóng góp một phần bé nhỏ vào sự phát triển của đất nước, năm 2006 anh nhận lời mời của UBND TPHCM trở về thành lập Viện Khoa học và công nghệ tính toán TPHCM, để phát triển và nâng cao ngành công nghệ tính toán - một lĩnh vực còn khá mới mẻ ở Việt Nam.
GS.TS Trương Nguyện Thành (bên phải) cùng tình cảm quê nhà thân thương.
GS.TS Trương Nguyện Thành sinh năm 1961, tại Quy Nhơn, Bình Định. Anh đã có nhiều công trình nghiên cứu giá trị trong lĩnh vực hoá học, hiện là giáo sư đại học Utah (Mỹ). Từ năm 2004 đến nay, anh đã nỗ lực trong việc vận động, kết nối các trí thức người Việt ở nước ngoài cũng như huy động các nguồn lực khác nhằm xây dựng một ngành khoa học tính toán còn rất mới mẻ ở Việt Nam. Nói về đóng góp của giáo sư Trương Nguyện Thành, giáo sư Mai Suan Li, trưởng phòng Khoa học sự sống - Viện Khoa học và công nghệ tính toán TPHCM nhận xét: “Giáo sư Thành là một trong số những trí thức Việt kiều đầu tiên về đầu quân cho viện. Anh được UBND thành phố mời giữ chức viện trưởng và đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực, phát triển các dự án khoa học chuyên môn”.
“Làm việc bên đó lương cao, công việc cũng thoải mái, ngoài ra tôi cũng có một công ty phần mềm ở đó nữa. Nhưng lúc ở Lái Thiêu, vào thời điểm mà tôi ở tận cùng dưới đáy xã hội thì tôi có một lời nguyền là nếu ai đó cho tôi một cơ hội thì tôi sẽ trao cơ hội đó lại cho người khác. Với tôi đó là một cách trả” - anh chia sẻ khi nói về lý do tại sao quyết định trở về làm việc tại Việt Nam.
Những chuyến trở về làm việc tại viện, anh không thôi trăn trở phải làm sao phát triển và mở rộng quy mô viện ngày một khang trang hơn. Sở Khoa học và công nghệ đã xây dựng đề án xây dựng triển khai quy mô của viện, UBND thành phố dành cho viện 4.500m2 đất tại công viên phần mềm Quang Trung và cam kết hỗ trợ 4 triệu USD đầu tư trang bị máy tính. Sau hai năm đi vào hoạt động, bước đầu viện đã có những thành công.
Theo giáo sư Thành, với sự hỗ trợ tích cực của TPHCM và sự hợp tác nhiệt tình của nhiều giảng sư Việt kiều, sau hai năm hoạt động, Viện Khoa học và công nghệ tính toán TPHCM đã có được những đóng góp thiết thực. Tuy nhiên giáo sư Thành cho biết: “Viện chỉ mới bắt đầu phát triển các bước đầu tiên, trong năm 2015 viện sẽ hợp tác với trường đại học đào tạo nghiên cứu sinh, phát triển khả năng sử dụng khoa học tính toán để ứng dụng trong công trình nghiên cứu để làm việc tốt hơn”.
Ơn nghĩa tìm về
Ngoài việc hỗ trợ Sở Khoa học và công nghệ trong công tác lãnh đạo, giáo sư Thành còn trực tiếp đào tạo chuyên môn, tổ chức hoạt động khoa học và giúp các nghiên cứu sinh thực hiện đề án. Hiện có khoảng hơn mười nghiên cứu sinh đang làm đề án khoa học dưới sự hướng dẫn tận tình của anh. Là người nhiều năm làm việc trong lĩnh vực khoa học tính toán, giáo sư đã truyền đạt tất cả kinh nghiệm và kiến thức để hướng dẫn học trò. Đối với nghiên cứu sinh, anh là người thầy, người dẫn đường tận tâm, chỉ ra hướng đi mới, gợi ý đưa ra những ý tưởng đột phá trong khoa học. Nói về mình, anh vẫn khiêm tốn: “Viện Khoa học và công nghệ tính toán không phải là công lao của riêng tôi. Đó là tầm nhìn của UBND thành phố thấy được sự quan trọng của khoa học tính toán, là sự nỗ lực đóng góp của các anh em trí thức Việt kiều về làm việc và của toàn thể nhân viên, nghiên cứu sinh tại viện”.
Quê cha ở Bình Định, gia đình sống ở TPHCM, nhưng năm 16 tuổi, do hoàn cảnh gia đình, anh về quê ngoại ở huyện Lái Thiêu, Bình Dương làm ruộng và làm đủ mọi việc nhọc nhằn để kiếm tiền nuôi sáu đứa em ăn học. Đã gần 30 năm xa quê, ngần ấy thời gian đã có quá nhiều thay đổi tại quê nhà. Ngoại anh nay đã không còn khoẻ, cũng sắp sửa đi hết một đời người. Thương ngoại tảo tần nuôi cháu trong những năm tháng muôn vàn khó khăn, giáo sư Trương Nguyện Thành luôn về thăm nom, báo đáp công ơn với biết bao bồi hồi của một người con sau mấy chục năm xa quê. Việc anh đang nỗ lực từng ngày để đem đến cơ hội cho thế hệ trẻ Việt Nam mở mang kiến thức khoa học và phát triển công nghệ cũng là cách để trả ơn quê hương, cám ơn những người đã giúp đỡ, nuôi nấng anh thành người.
Cảm ơn thầy một người vì nên giao dục Việt Nam
Trả lờiXóa