Trang Blog Người Nhà Quê là trang thông tin chuyên chia sẻ: thông tin giải trí ,bài viết cũng như các Video Clip có giá trị tới những người bà con nhà quê như tôi ...
Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016
Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016
Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016
Thứ Tư, 20 tháng 4, 2016
Phỏng vấn Trần Đĩnh (11/2014)
Phỏng vấn Trần Đĩnh (11/2014)
Đinh Quang Anh Thái: Ông viết Đèn Cù bằng lối văn “truyện tôi”, có gì, nhớ gì thì ghi lại, bình thản, không để cảm tính chen vào; nhưng độc giả vẫn cảm được những nỗi đau vô cùng to lớn của ông, của gia đình ông, và lớn hơn, của Việt Nam: Nỗi đau như những giọt máu nhỏ xuống từng trang giấy. Không biết cảm nhận như thế có nói được phần nào tâm tư của ông không ạ?
Trần Đĩnh: Tôi nghĩ tâm tư có lẽ chính là sự lắng đọng của những điều ta từng sống hết mức, từng lăn lóc lâu dài với chúng. Tới mức lắng đọng nào đó, tâm tư của người viết sẽ trở thành hơi thở của hắn và khi được thể hiện thì tâm tư đó sẽ ra tự nhiên, bình thản như hơi thở. Việc nhào nặn ở vô thức và ý thức này chính là công trình làm giả – hay đúng hơn, sáng tạo – vì nó là hậu-trải nghiệm, sống lại, và về chất, nó có khác đôi phần với diện mạo ban đầu vốn dĩ thường thô mộc của trải nghiệm. Trong điện ảnh có diễn viên đóng thế nhưng không ai chê bộ phim là giả. Viết bình lặng nỗi đau cũng là một kiểu đóng thế. Thế cho tiếng khóc, tiếng gầm. Chắc hẳn nhiều người đọc thấy tôi có lúc đuối giọng. Viết bình lặng nỗi đau cũng là một kiểu đóng thế. Thế cho tiếng khóc, tiếng gầm. Đã từ lâu, chả hiểu sao khi nghĩ, khi nhìn, tôi luôn cố tìm sự bình lặng.
Nhận là “truyện tôi”, tôi có ý khoanh những điều tôi đã sống, đã trải vào phạm vi cá nhân. Như thế tôi hy vọng sẽ tránh lên mặt “ta đây nạn nhân”, thân phận vốn dễ được đồng tình, bảo hộ. Và đồng thời tôi cũng không gây hận. Đôi lúc chợt nhấn nha viết về cái đẹp của thiên nhiên, về cảm thụ riêng của bản thân là tôi muốn cho chính tôi rời người đọc lãng đi được một thoáng những giây phút nặng nề bày ra trước đó. Một làn gió thoảng mơn trớn vết đau.
Tôi nhiều cái xấu. Như chậm mở mắt (trước cái Ác). Như hay sợ. Tôi đã viết trong Đèn Cù: “Nếu tát cạn được bụng mình thì tôi sẽ thấy vô số xác cái sợ ở đó”. Song có một cái xấu hình như lớn hơn mà tôi luôn cố lìa cho xa là thói không ngay thẳng với bản thân. Nhờ đó tôi đã không tự vẽ mình thành kẻ vừa nhận thấy cái xấu liền phủi nó sạch bong. (Tức là vừa mạnh mẽ lên án người dối trá vừa cho bản thân mạnh bạo bịa đặt, tự tô vẽ mình, điều mà khi cầm bút hình như ta để bỏ quên đi mất). Vâng, một thời gian tôi còn le lói hy vọng vào một thứ cộng sản có mặt người.
Mong được ngay thẳng, tôi dành một chương thú nhận lỗi lầm với vợ.
Đèn Cù là tiếng kêu đau của tôi. Nó không mang mục tiêu chính trị rõ rệt. Vâng, đúng vậy. Tôi đau, vợ tôi, anh ruột tôi, bố vợ tôi và các bạn bè thân thiết của tôi đau. Quốc tế cộng sản có câu ca tập hợp “hỡi những ai cực khổ bần hàn” nhưng chúng tôi, những chiến binh của Quốc tế (cộng sản) đã bị đẩy vào biển khổ và bị gạt bỏ hết sức dửng dưng, không được hưởng qua cành tượng dù là kệch cỡm của pháp đình (cộng sản).
Đinh Quang Anh Thái: Khi thấy đứa con tinh thần, Đèn Cù, ra mắt độc giả, ông có nguôi ngoai chút nào không, vì đã trút được những u uất chất chứa bao năm nay trong lòng?
Trần Đĩnh: Tôi không thấy rõ điều này. Vì tôi không bao giờ thấy đau khổ của mình là ghê gớm. Trong đất nước biết bao người còn khốn nạn hơn gấp bội. Tôi cố đánh giá đúng chỗ của mình ở vùng đất đẫm nước mắt này. Tôi không mượn cái khố để tự nâng cấp. Tất nhiên tôi rất sung sướng khi nhiều người ái ngại, áy náy cho tôi. Còn gì bằng được nhiều người quan tâm, chia sẻ. Mà quan tâm là yêu, chia sẻ là yêu. Được trăm nghìn người yêu là hạnh phúc vô cùng. Viết “truyện tôi”, tôi mong được xã hội chìa ra cho tôi một bàn tay anh chị em, bạn bè. Từ đó cùng đứng bên nhau ngăn chặn tệ nạn giày xéo cuộc đời người khác để thực hiện cái lý tưởng chưa từng tỏ lộ hình thù nhưng được bảo là giải phóng nhân loại thiêng liêng lắm, huy hoàng lắm.
Tôi thích khái niệm người hiền. Hay người khôn ngoan. Vì khôn (ở trí tuệ sáng) và ngoan (ở lòng nhân ái từ bi). Viết Đèn Cù, tôi chỉ thấy hài lòng vì đã làm được một điều mình hằng tâm nguyện.
Đinh Quang Anh Thái: Đèn Cù được xuất bản ngoài nước, nhưng cũng phổ biến rộng rãi trên mạng Internet và bán truyền tay cũng được đón nhận nồng nhiệt tại quê nhà; tâm trạng ông ra sao khi thấy mọi người đọc ông?
Trần Đĩnh: Được đông người ân cần đón nhận quyển sách mình viết về đời mình, cái cảm thụ ấy, cảm thụ bát ngát về một nhân quần thân thiện, bầu bạn, giao hoà, chính là một bù đắp, một nuôi dưỡng hết sức to lớn cho kẻ viết. Ở Đèn Cù, cái tôi Trần Đĩnh hiện ra nguyên vẹn, không chung vai diễn với bất kỳ ai.
Đinh Quang Anh Thái: Một số người nhận định, Đèn Cù là liều thuốc “trục độc” Chủ nghĩa Cộng sản khỏi cơ thể Việt Nam; có người nói Đèn Cù là lời “giải thiêng” huyền thoại Hồ Chí Minh, ông có tâm đắc với những cảm nhận này không ạ?
Trần Đĩnh: Nhận xét này vượt khỏi ý định cầm bút viết Đèn Cù ở tôi. Ý định tôi là viết sự thật. Cho thấy nên xa lìa chủ nghĩa cộng sản coi thường con người. Cho thấy công cuộc thần thánh hoá một cá nhân là đòi hỏi phải dìm một số đông cá nhân khác vào trạng thái đầu óc mụ mị, thấp kém. Và phải nói dối v.v… Còn ở tôi, những mục tiêu “trục độc” và “giải thiêng” chưa hình thành rõ như thế. Song các nhà văn, nhà báo đã nhận ra ý tại ngôn ngoại này. Tôi xin chịu tầm nhìn và sức cảm của các vị. Phóng cây lao đi, người viết có mấy khi biết nó sẽ lao bao xa. Giới phê bình đo cái đó.
Đinh Quang Anh Thái: Đèn Cù toàn tập là một công trình nhiều năm; sau Đèn Cù, ông có dự tính gì không?
Trần Đĩnh: Tôi không quen báo trước sẽ viết cái gì. Rất dễ thành anh Cả Phiệu, viết bằng miệng. Dĩ nhiên anh viết nào cũng đều muốn viết liên tục nhung trước tiên cần xem tâm tư đã đủ chứa chan chưa.
Đinh Quang Anh Thái: Cám ơn ông đã trả lời phỏng vấn của Người Việt nhân dịp Đèn Cù II ra mắt độc giả.
Chương kết
Chương kết
Vô sản Việt Nam, Trung Quốc hãy rời nhau ra!
Nửa thế kỷ trước, lúc Trung Quốc, Liên Xô đánh nhau tồi tệ, báo Pháp Le Monde đã có một biếm hoạ đề, “Vô sản toàn thế giới, tan tác đi!” chế khẩu hiệu “Vô sản toàn thế giới, hợp nhất lại!” của Marx. Xem ra quy luật chân chính phải là thế, kẻo lại hoá thành cây lớn với dây leo).
Giữa tháng 3-2014, trước Quốc hội Nhật, Trương Tấn Sang, chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố chống dùng vũ lực trên Biển Đông.
Năm 1959 sục sôi vũ lực! (Đêm không ngủ, ngày không ăn vì nó)!
Nghị quyết 15 mở ra cuộc đổ máu kinh hoàng mười năm tiếp theo cho người Việt. Bãi tắm Đồ Sơn, danh lam khoe mông chọe vẽ, cái thắng cảnh nghỉ mát nổi tiếng chính là nơi dựng đại kế hoạch thảo phạt miền Nam.
Sính sấm sét bão bùng (chính quyền ra từ nòng súng) rồi lại sính sóng yên biển lặng. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ thị: xảy chuyện gì ở Biển Đông cũng không được làm chi hại đến mối tình mười sáu chữ vàng!
Ôi, nếu Đầu nhà ngang tầm Đầu ngoại!
Thì đã biết không cho thiên hạ đánh Mỹ bằng máu đứa khác!
…Hai ba ngày sau khi Trương Tấn Sang tuyên bố phương châm nhũn con chi chi, Trung Quốc tuyên bố dựng đèn biển ở Hoàng Sa, Trường Sa…
Kỷ niệm Điện Biên Phủ làn thứ 60, Hà Nội trương lên câu Sức mạnh Việt Nam, Tầm vóc thời đại… Bọn 16 chữ vàng phái ngay giàn khoan khủng HD981 và tàu quân sự vào tận lãnh thổ Việt Nam tung hoành, xem sau Điện Biên Phủ trên đất liền và trên không, Hà Nội có dám mở một Điện Biên Phủ trên biển nữa không!
Hay co lại hãi hùng?
A,… tới đây xin dừng lại ở chữ hãi hùng. Tại sao sợ chết – hãi hùng – và không sợ chết – anh hùng – hai tư thế đối nghịch này lại cùng dựa lưng vào chữ hùng?
Vốn là hãi hung (sợ) nhưng nó không thuận vần, ông cha bèn trẹo nó ra thành hãi hùng và thế là vô tình minh hoạ tài tình cho tục ngữ Anh hùng như thể khúc ìươn, Khi co thì ngắn, khi vươn thì dài… Hèn và bạo thường ôm nhau sống êm âm ở cùng một chủ thể. Giống hai mặt sấp ngửa tạo nên đồng tiền.
Trong vụ giàn khoan, Trung Quốc vi phạm hai điều: Luật pháp quốc tế và tình hữu nghị vô sản thiêng liêng. Nhưng Hà Nội không đụng đến việc ông anh phản bội tình cảm. Một cái gì đó có lẽ còn hơn cá đứt ruột nát gan, không dễ mà thổ lộ. Hình như đụng đến chỗ đó sẽ có cơ trắng tay mất hết. Ta “tiến về Sài Gòn, ta tiến về thành đô…” nào đã đủ, còn phải tiến đến Thành Đô xứ bạn nữa mới thực sự vững nền bền móng.
Phải nhận là thâm: Xưa dựng anh hùng ở đây đề dụ đứa nơi khác đừng sợ cọp giấy. Nay dùng anh hùng xưa để hù các kẻ xung quanh hãy nín thinh, đừng cứng cố. Tiền đồn hai mang chuyên dụng: lúc xung trận, lúc nép mình. Nép đến mức khi Dương Khiết Trì sang Hà Nội về vụ giàn khoan, báo Trung Quốc có tờ viết Dương đến để đưa đứa con hư trở về. Quyền huynh thế phụ thật.
Không thể không nói đến lời lẽ của báo Hoàn cầu Thời nay (Global Times) tiếng Anh, phụ bản của Nhân dân Nhật báo (báo Nhân Dân, Hà Nội cũng ra một tờ Thời Nay – bắt chước?) viết ngay sau khi Lê Hồng Anh sang xin Bắc Kinh “hàn gắn sứt mẻ” trong vụ Giàn khoan: “Việt Nam đối đầu với Trung Quốc là chiến lược không thông minh. Việt Nam nên uyển chuyển hơn khi quan hệ Việt – Trung trở nên canh chẳng ngọt cơm chẳng lành. Hai nước cần nhìn vào thực tế đề thoả hiệp trong những thời điểm nhất định. (Xin chú giải: Uyển chuyến là tu từ của cúi đầu, khom lưng,- thoả hiệp là tu từ của dạ dạ, nghe lời). Trung Quốc đã rất kiềm chế, nhưng tình hình có thể mất kiểm soát nếu Việt Nam tiếp tục khiêu khích.
Chơi trò leo dây giữa Mỹ và Trung Quốc là nguy hiểm cho Việt Nam. Hà Nội cần dừng ngay kiểu xoay trục và giữ một thái độ nhất quán về biển Đông. Hà Nội cần chiến lược lớn và thông minh hơn là mẹo vặt và cơ hội”.
Chỉ có thể bình một câu: đe doạ ra mặt; khinh miệt: ra mặt!
Tự nhiên như nghe thấy tiếng véo von: “Ta ôm nhau chặt, ta bay lên cùng, như vạt áo quấn theo thân người…”
Cách đây nửa thế kỷ, “sen đầm quốc tế” Mỹ nói vào Việt Nam để ngăn chặn cộng sản bành trướng. Nay Thủ tướng Nguyễn Tăn Dũng mời “sen đầm” thò mũi vào Việt Nam cộng sân càng dài càng hay. Xưa Trung Cộng đỡ lưng Việt Cộng. Nay hết xoa lưng mà đẫm huỳnh huỵch. Bó đũa kêt đoàn hoá thành ngọn giáo khiêu chiến cái que. Ngược lại Mỹ thôi đấm thì xoa.
Xưa câu Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần viết lên lá bằng mỡ rồi cho trôi sông trôi suối để xây nên sự tích sấm trời bằng miệng kiến mà còn lưu lụi hậu thế thì hỏi những “tình môi răng” và “Tư tưởng Mao Trạch Đông là tư tưởng Lê-nin thời ba dòng thác cách mạng” in hẳn lên giấy mực cho dân nước học tập sẽ ấn vào đâu cho kín nổi đây?
Thế là đã già nửa thế kỷ, cái đèn cù với bộ ba Mỹ – Trung – Việt bạn thù một lũ đổi chỗ như bỡn cứ lồng tít, tít mù ấy mây lại vòng quanh về điểm xuất phát, với Việt Nam mê tít cung thang. Mà chủ quyền Việt Nam hụt lớn và tình đồng chí trong hậu cung đảng mẻ to. Vật chất, tinh thần đều bại thảm.
Ngày xưa Hà Nội gọi chế độ Việt Nam Cộng Hoà là nguỵ bán nước vì để cho quân Mỹ vào. Nay nhiêu người gọi Việt Cộng là bán nước. Thì đó, để Trung cộng chiếm dần biển đảo mà cứ im mãi, khi đấu tranh lại nêu cao “nhân nghĩa”? (lời Nguyễn Thiện Nhân “tổng kết ý dân gửi Quốc hội họp ngày 20-5-2014 về vụ giàn khoan Trung Quốc).
Tháng 3-1946, Hò Chí Minh nói ở Nhà hát lớn Hà Nội: Hô Chí Minh chết thì chết chứ không bán nước!
Hình như đang có hiện tượng phục tổ ở đây.
TRUYỆN ĐÈN CÙ CỦA NHÀ VĂN TRẦN ĐĨNH TẬP 55
Chương 55
Đã nói thì nói cho kiệt. Cuối cùng, nạn nhân vĩ đại!
Vâng, đó là Hồ Chí Minh. Vâng, vào mấy thời điểm quan trọng nhất của cuộc đời cách mạng vô sản mà ông quyết liệt dấn thân, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đều nạn nhân đích thực. Nạn nhân trước hết của chủ nghĩa cộng sản và của đảng chính trị kiểu Lê-nin.
Cuộc trường chinh của vô sản Đông Dương vừa khởi động, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh liền nạn nhân lập tức.
Các đồng chí Trần Phú, Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong sớm cho ông nếm đắng cay. Lập xong Đảng cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc tức thì mất ghế. Mất đứa con tình thần: Chính cương. Mất cả tên dân tộc (Việt Nam) của đảng. Chửi Pháp thâm hiểm lập Đông Dương (Indochine) nhưng thay ngon cái tên Đông Dương cho Việt Nam. Lệnh Stalin mà!
Ngay từ đầu đã ra oai, Stalin nhằm giáo dục cho toán cộng sản Việt cộng đầu tiên, những lãnh tụ tương lai của Việt Nam – trong có Nguyễn Ái Quốc – thấm thía hai chân lý nền: Việt Nam dưới Liên Xô và răm rắp tuân lệnh Stalin.
Nguyễn Ái Quốc đã là một a-giăng thâm niên sáu năm của Quốc tế Cộng sản! Đã theo học môn tuyên truyền kích động (“agit-prop”) ở Kommunisticheskii Universitet Trudjashikhsja Vostoka, nơi chuyên đào tạo các nhân viên gốc Viễn Đông. Sách “Komintem i Vietnam”, – “Quốc Tế Cộng Sản và Việt Nam” của giáo sư Nga, Anatoli A. Sokolov nói đến việc Hồ Chí Minh ứng dụng chủ nghĩa cộng sản Liên Xô vào Việt Nam. Đám báo Sự Thật chúng tôi từng nghe Nguyễn Khánh Toàn, Trần Văn Giàu kể về thời các ông cùng Nguyễn Ái Quốc học làm cách mạng vô sản ở đó. Kể lại cũng để tỏ ra chúng tỏ ngày ấy không kém thưng ông Bác lắm đâu.
Và mới nhất: báo Nhân Dân ngày 30-6-2013 ra một bài kỷ niệm rất trang trọng viết: “Nguyễn Ái Quốc đến nước Nga ngày 30-6-1923 và đã có khoảng thời gian hơn sáu năm học tập và hoạt động ở quê hương cửa Cách mạng Tháng Mười, đất nước của Lê-nin vĩ đại, trung tâm của phong trào Cộng sản và Công nhân quốc tế, (tôi nhấn) từ ngày 30-6-1923 đến tháng 10-1924; từ tháng 6-1927 đến 11-1927 và từ tháng 6-1934 đến tháng 10-1938”.
Tóm lại sáu năm ở Liên Xô chỉ để học phương pháp làm cách mạng vô sản. Cách mạng dân tộc đã cũ tàng tu, chà còn gì phải học.
Ngày Hồ Chí Minh lần đầu đến nước Nga 90 năm trước mà báo đảng gọi là “sự kiện lịch sử, đã tạo ra bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời hoạt động của Người và cũng là bước ngoặt quyết định đối với cách mạng Việt Nam”. (Tôi nhấn).
Đúng, có qua cửa Mác sân Lê mới thành lãnh tụ giai cấp kiêm dân tộc được. (Như thời phong kiến phải qua cửa Khổng sân Trình).
Nhưng sao bước ngoặt của Hồ Chí Minh chỉ được là “quan trọng”? Người làm cho số phận Việt Nam neo cột vào Liên Xô mà lại không là quyết định ư?
Cuối cùng bài báo công nhận: “Sau 90 năm nhìn lại,… Liên bang Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô – viết (CCCP) chỉ còn là ký ức đẹp đầy nuối tiểc”.
Song “… Chủ tịch Hồ Chí Minh, người Việt Nam đầu tiên khám phá (tôi nhấn) ra nước Nga Xô viết, học tập nước Nga, đã suốt đời giáo dục nhân dân ta ghi nhớ công ơn to lớn của Lê-nin và Cách mạng Tháng Mười, trân trọng xây đắp tình hữu nghị thắm thiết, thuỷ chung, trong sáng giữa nhân dân hai nước Việt-Xô (Việt – Nga ngày nay) (tôi nhấn).
Cài kỹ thêm cả “Việt – Nga ngày nay”, bài báo muốn dặn rằng Hồ Chí Minh đã báo trước – rằng dù có hết là Liên Xô thì nước Nga vẫn đáng quý hơn mọi nước.
Một câu hỏi nổi lên: Sao Đảng bỗng rầm rộ kỷ niệm lẻ ngày Hồ Chí Minh đến Liên Xô? Chắc đơn phương lấy lòng Trung Cộng mà cứ bị ức hiếp hoài thì lôi ông anh cả ra cho cân lại “hai vai hai gánh ân tình”, nền tảng của thắng lợỉ chinh chiến xưa, mặc dù ông đã theo chủ nghĩa tư bản, nhá rau ráu thặng dư giá trị.
Theo bài báo, trước khi về nước lập đảng (“chú ý cực kỳ quan trọng: đảng vô sản chứ cấm là dân tộc) Nguyễn đã phải nếm đủ mọi thử thách thể xác ở cấp cơ sở đề rèn cho mình có đức tính trung thành tuyệt đối với Quốc tế và Stalin.
Xin đọc tiếp một đoạn nữa: “Qua Nguyễn Ái Quốc và các đồng chí của Người, cách mạng Việt Nam đã thật sự gắn với cách mạng vô sản thế giới, gắn bó với Lê-nin và Cách mạng Tháng Mười (Tôi nhấn). Những người lãnh đạo cách mạng Việt Nam hoạt động và rèn luyện ngay tại cơ quan đầu não và trường học lớn của cách mạng vô sản thế giới là Quốc tế Cộng sản (Tôi nhấn). Từ đây, đường lối của Quốc tế Cộng sản, chính sách, kinh nghiệm của Nhà nước Xô viết, công tác đào tạo cán bộ của Đảng Cộng sản Nga đã trực tiếp tác động đến sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Đó cũng là hành trang Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị được để lên đường về tổ quốc, gánh vác sứ mệnh trọng đại mở lịch sử đã lựa chọn và giao phó”. (Tôi nhấn mạnh).
Vậy thì sẽ thế nào? Vậy thì hành trang “made in CCCP” trăm phần trăm mà Nguyễn Ái Quốc đem về Tổ quốc… tất yếu sẽ dẫn Việt Nam đến số phận CCCP Liên Xô!
Là sụp đổ. Hay là sau nhờ có thêm kim chỉ nam mà số phận Việt Nam không hoá thành hồi ức đẹp đầy hối tiếc?
Vậy phải ca ngợi trước tiên công khám phá ra Mao cuối 1949 chứ?
Bài báo trên còn viết rõ “Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930 và thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là những thắng lợi đầu tiên của tư tưởng Hồ Chí Minh, người học trò trung thành, xuất sắc của Lê-nin”.
Không phải thế! Là thất bại đầu tay lập nước!
Trần Phú đã được Stalin cử về lập lại đảng rồi làm Tổng bí thư kèm luận cương Trần Phú để từ đó mỗi năm nhận 5.000 quan Pháp hay 1.200 đô la Mỹ do Quốc tế Cộng sản cấp cho mà hoạt động. Rồi Stalin lại một lèo phủ nhận nốt Cách mạng Tháng Tám và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cùng Hồ Chí Minh là chủ tịch ngày 2-9. Về sứ mệnh vĩ đại của mình, cộng sản thường nói: “lịch sử đã lựa chọn và giao phó”. Nhưng dân Việt lại chửi lịch sử là thằng ác ôn nào mà chuyên trao cho các ông những nhiệm vụ khốn khổ khốn nạn.
Mà kìa, cũng thằng lịch sử ấy đã trao cho Đảng cộng sản Liên Xô sứ mệnh bỏ ghế lãnh đạo, về vườn.
***
Một nguyên tắc như sinh tử lệnh về tổ chức của Quốc tế cộng sản: Tất cả các đảng cộng sản và lãnh tụ của nó ra đời dứt khoát phải do Stalin chọn và duyệt. Tự nhận là anh toi ngay. Vận mệnh của cả loài người trong tay Stalin mà.
Đền đáp lại công ơn đề bạt có xét duyệt nghiêm ngặt này năm 1949, mừng Stalin thọ 70, các đảng cộng sản, hay hệ thống chân rết biệt động đội quốc tế của Stalin đã tôn ông lên làm “Cha các dân tộc” – cha cả Lạc Long Quân, Âu Cơ.
Và tuy Stalin xoá sổ Việt Cộng, báo Sự Thật vẫn ra một số đặc biệt chúc mừng Cha. (Tôi đã xúc động xem hình “cha các dân tộc” hiện ra dần dần dưới lưỡi dao khắc của Phạm Cao Tăng. Một tài năng hiếm có, Tăng đã bị tù vì làm bạc giả thời Pháp. Rồi sau chuyên làm giấy tờ giả cho tình báo, anh được Nhà nước tuyên dương nhưng… bí mật).
Dân tộc vốn dĩ xấu, phải có giai cấp tốt cải tạo. Nguyên lý này phải nằm lòng. Để chứng minh xin xem một câu văn ngắn trong cương lĩnh cứu quốc của Việt Minh do Hồ Chí Minh và Trường Chinh soạn ở Hội nghị trung ương 8 Pắc Bó tháng 5-1941: 1/ Pháp – Nhật không chỉ là kẻ thù của công nông mà 2/ còn là kẻ thù của các dân tộc Đông Dương.
Sao không Pháp – Nhật là kẻ thù của dân tộc Việt Nam mà cứ phải chi li tách riêng “công nông” khỏi “các dân tộc”?
Phải lớp lang trên dưới ngăn nắp như vậy bởi Quốc tế Cộng sản có cây nỏ thần chuyên nhằm bắn rụng các chú chim líu lô bài ca quốc gia.
Xem thêm một chuyện: Năm 1935, Trần Văn Giàu ở Nga Xô về Sài Gòn và bị bắt. Toà án Pháp xử ông năm năm tù và báo Đàn bà Mới đã “lợi dụng dân chủ” đăng lại gần hết đối đáp của toà và Giàu. Dẫn một đoạn sau đây: (…) “Anh làm (việc lập lại đảng cộng sản Đông Dương) có ai giúp tiền cho anh? – “Tiền của giai cấp vô sản giúp” – “Năm 1932 – 1933, anh có 600 đồng. Tiền đó của ai giúp?” – “Tôi đã nói là tiền của giai cấp vô sản giúp. Giai cấp vô sản không có quốc gia, không có chủng tộc, không có địa vực, cứ đi tới, đi mãi”.
Học ở trường đảng Liên Xô càng giỏi, càng lâu – chẳng hạn sáu năm – thì phần dân tộc ở trong lòng càng teo tóp. Người ta nuôi khống anh ư? Không chỉ Giàu, tất cả những ai từng làm a-giăngbiên chế ăn lương của Liên Xô đều có chung phẩm chất thờ Quốc tế, nhẹ Quốc gia như Giàu thổ lộ ở trên kia. Để rồi hun đúc nên “quy luật” cao siêu này: Chủ nghĩa xã hội bảo đảm cho độc lập dân tộc.
Thử giả dụ: Nếu giống như trường đào tạo quan lại thuộc địa của Pháp, trường Kommunisticheskii Universitet chuyên dạy lật đổ của Quốc tế cộng sản cũng không nhận Nguyễn Ái Quốc vào học? Thì sao?
***
Trên kia nói về đận nạn nhân đầu tiên của Nguyễn – Hồ (Stalin không công nhận đảng cộng sản do Nguyễn Ái Quốc lập rồi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Hồ Chí Minh là chủ tịch). Đến đây sang đận thử hai là nạn nhân của Hồ Chí Minh.
Ai cũng biết Nguyễn rất khao khát về quê hương hoạt động. Nhưng sao tớ khi ra đi “tìm đường cứu nước” 1911, mãi đến 1941, ba mươi năm sau, Nguyễn mới về Pắc Bó? Thực dân Pháp ngăn chặn?
Nhưng Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai… vẫn về ngon đó! Mà Nguyễn Ái Quốc hoạt động bí mật nào có thua.
Vậy đã có người cấm Nguyễn về nước cứu dân và người ấy phải đủ dữ. Ai đây? Stalin, còn ai nữa?
Phải đợi tới năm 1940, khi Đệ tam Quốc tế Cộng sản giải tán (để Liên Xô được Mỹ viện trợ mả chống Đức) và Trung ương của Nguyễn Văn Cừ đã bị Pháp cất lưới – tức là khi không còn cấp trên cộng sản nào ngăn chặn – Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh mới tới sống nhờ Đệ tứ Chiến khu của tướng Trương Phát Khuê – địa bàn hoạt động quen thuộc của các đảng quốc gia Việt Nam – để bắt liên lạc với Trung ương còn lại ở trong nước.
Dịp đi Bãi Cháy viết hồi ký cho Trường Chinh, tôi có hỏi Trường Chinh tại sao Hội nghị trung ương 8 tổ chức Trung ương mới mà Bác không làm Tổng bí thư? Trường Chinh nói tôi có đề nghị Bác làm nhưng Bác kiếu, nói còn bận công việc của Quốc tế.
Tôi tin là thật vì không biết Quốc tế đã giải tán. Nhưng Bác thì thừa hiểu rằng còn Stalin thì Bác không thể đảm đương chức trách lãnh đạo nào hết.
Vậy cớ sao 1945, Hồ Chí Minh lại ra làm Chủ tịch nước?
Chắc Hồ Chí Minh nghĩ mình đã lập công cho được một nước Việt Nam cộng sản ra đời thì Stalin sẽ xá hết, xoá hết.
Ai ngờ chính trong dịp Đại Khánh vẻ vang này, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh và cả một Việt Nam búa liềm đã bị Stalin công khai hắt hủi, ruồng bỏ. Trong khi Sukarno vừa được máy bay Nhật đặc cách đưa từ Sài Gòn về Indonesia giành chính quyền (trước Việt Nam hai ngày) liền được Stalin công nhận ngay!
Có điều lạ: Stalin từng lệnh cho Trần Phú thay Nguyễn Ái Quốc làm Tổng bí thư đảng thì sao sau mồng 2 tháng 9 năm 1945, Stalin lại không yêu cầu Hồ Chí Minh xuống cho người khác vừa mắt Stalin lên thay làm chủ tịch nước mà cứ một mực gạt thẳng. Lý do? Phải chăng Stalin không muốn De Gauìle thấy ông thân thiết với Việt Cộng?
Bảy Trấn bảo tôi lúc chưa bị Pháp bắt, Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai ở trong Trung ương của Nguyễn Văn Cừ vẫn hay cho đản em ôn lại bài học Quốc tế kỷ luật Nguyễn Ái Quốc. Trong đàn em này có Lê Duẩn. Đã nghe đàn anh đem bài học phản diện Nguyễn Ái Quốc ra rèn giũa lập trường (chẳng hạn Hà Huy Tập nói tớ đã viết hẳn ra rằng chủ trương cách mạng thiếu quan điểm giai cấp của Nguyễn Ái Quốc là “ngu ngốc và buồn cười”) thì Lê Duẩn rất khó hình dung Nguyễn có ngày lại là lãnh tụ tối cao của Đảng và dân tộc. Vậy khi biết Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc thì Lê Duẩn có chột dạ không? Rồi lại biết Hồ Chí Minh cùng Việt Nam Dân chủ Cộng hoà bị Stalin tiếp tục lờ nữa thì Lê Duẩn sẽ phàn ứng sao? Duẩn tất yếu phải tin anh hùng Stalin vừa chiến thắng Hitler, cứu vớt loài người chứ sao lại đi bênh chằm chặp Hồ Chí Minh ôm tình báo Mỹ ở bên mình? Khó mà không dành lòng nghi ngại sẵn ở một bên.
Từ đầu thập niên 1950, vùng căn cứ trong Nam tự nhiên có kiểu gọi mới: Cụ Hồ là đèn 500 bu-gi, Duẩn 200 bu-gi, Dư luận cho rằng độ lux, – độ rọi này do Sáu Thọ định lượng và như vậy là Thọ lờ hẳn Tổng bí thư Trường Chinh. Không được vào Bộ chính trị nên Thọ ức? Hay bất mãn vì bị đẩy vào Nam? Có ý kiến nói sau khi được Duẩn truyền cho Thọ các nhận định của lãnh tụ Stalin về Nguyễn Ái Quốc mà cánh Hà Huy Tập phổ biến cho các uỷ viên trung ương thời Nguyễn Văn Cừ, Sáu Thọ liền hàng phục lẹ Duẩn và nây ý phò Duẩn. Ít ra Duẩn đã cùng công tác với các vị từng hoạt động với Đệ tam Quốc tế. Hàng phục đến mức Sáu Thọ xưng em với Lê Duẩn nhưng hai người chưa dám đụng đến Hồ Chí Minh. Mai Lộc, đạo diễn điện ảnh cho tôi hay là khi anh về thăm vợ, Thọ đã nhờ anh mang mấy quyển an-bom chống Pháp của Quân khu 7 cho Duẩn lúc ấy ở nhà gia đình vợ anh. Trên đường đi, chính mắt Mai Lộc đọc lời Thọ đề tặng Lê Duẩn và ký Em, Sáu Thọ. Trường Chinh đừng mơ tưởng nghe được chữ em này ở miệng Sáu Thọ. Nếu tin cậy nhìn Hồ Chí Minh thì 1946, Lê Duẩn đã không chê ngay Hiệp định sơ bộ và Tạm ước 6 tháng 3, đã không phê phán sau Điện Biên Phủ sao không đánh một lèo đi để giải phóng cả nước. Ròi sau này định cho Nguyễn Chí Thanh thay Hồ Chí Minh làm chủ tịch nước và cuối cùng để tuổi già Bác có những ngày hiu hắt xử người v.v…
Tinh thần cơ bản của Hội nghị trung ương lần thứ 9 khoá 3 là gì? Là Lê Duẩn đã bắt đầu cho Tư tưởng Mao công khai đổi ngôi lên làm tư tưởng Lê-nin trong thời đại ba dòng thác cách mạng Á-Phi-La, lấy “thiên hạ đại loạn Trung Quốc được nhờ” làm mục tiêu cụ thể trước mắt – vừa phá đường lối hoà bình của Khroutchev vừa mở cơ hội cho Trung Quốc vươn mình, lại vừa ra hiệu với Mỹ rằng “tớ với cậu choảng Mỹ là có chỗ giống nhau”. Hồ Chí Minh không biểu quyết – tức là không tán thành “thiên hạ đại loạn, Trung Quốc được nhờ”. Ta biết Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình bị khốn đốn vì đã gở bỏ tư tưởng Mao Trạch Đông ra khỏi điều lệ đảng!
Duẩn đã chọn đứng về Mao, lănh tụ của thời đại ba dòng thác cách mọng Á-Phi-La. Biết trong điện Panthéon thờ các vị thần, Hồ Chí Minh chỉ là á thần. Á là thứ hai, á cũng là câm.
Trước việc Stalin lờ Hồ Chí Minh và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trong lớp phụ trách của đảng khó tránh khỏi có hai cách nhìn. Một bên Hồ Chí Minh và Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Đồng… – giải thích sự tình theo Hồ Chí Minh như thế nào đó. Và một bên là Lê Duẩn v.v… – giải thích theo những người đã khuất: Trần Phú, Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ… Với cách nhìn lãnh tụ riêng biệt, hai phe cùng tồn tại chờ đến lúc quyết liệt chống nhau. Lúc quyết liệt đều có tay ấn của lãnh tụ tối cao ngoại bang dính vào nữa, hoặc Stalin, hoặc Mao Trạch Đông.
***
Thế nhưng – xin đi tiếp dòng chuyện – tại sao đang lờ hẳn thì đến 1950, Stalin lại tiếp Hồ Chí Minh? Và đang khai trừ, trục xuất thì lại quay sang lưu dụng?
Ngày 1-10-1949, Trung Cộng lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Mao sẽ đi gặp Stalin đầu năm 1950. Hồ Chí Minh sang Bắc Kinh dịp đó nhưng phải chờ Mao hội kiến Stalin xong. Lần đầu tiên hai lãnh tụ cộng sản sừng sỏ hội đàm, một người đã bị thành trì cách mạng giập tên xoá số thì sao mà cùng dự được?
Ờ đây lại mượn báo đảng ngày 30-6-2013: “Cuộc gặp gỡ của Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng chí Xta-lin (tháng 2-1950) có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là cơ hội thuận lợi (Tôi nhấn). cho Chủ tịch Hồ Chí Minh được trực tiếp trình bày với các nhà lãnh đạo Liên Xô về tình hình cách mạng Việt Nam, về những chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Đông Dương và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đang tiến hành để nhận lấy sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô từ đấy”.
Vậy nay thì cơ hội thuận lợi ở đâu ra?
Ở Mao. Phải nói đến vai trò rất lớn của Mao Trạch Đông trong việc trục vớt Việt Cộng trở lại phe cộng sản, tuy Việt Cộng không nhắc đến nó bao giờ.
Từng hai phen đánh trượt thí sinh Hồ Chí Minh thì nay nghe Mao, Stalin đã gặp Hồ Chí Minh và cho gia nhập phe!
Và cho Trung Cộng “phụ trách” luôn Việt Cộng. Để ghi nhận cho Trung Cộng cái công vớt nạn nhân bị chính Stalin đẩy té biển, đồng thời cũng là để hối lộ vị anh hùng đã làm cho con Sư tử ngủ phương Đông thức dậy nhưng lại kị Xô.
Bằng cách vừa cho Mao gộp vấn đề Biển Đông và Việt Nam vào chung một hồ sơ Trung Quốclại vừa giúp Stalin lánh xa cái người Stalin từ lâu đã không ưa.
Bởi thế, 1951, ở Hội nghị San Francisco, Liên Xô đòi Biển Đông và mấy quần đảo – trong có Hoàng Sa, Trường Sa – cho Trung Quốc! Bất cần Hồ Chí Minh nghĩ sao.
Còn lại vấn đề này: Mao xin Stalin nhận Hồ Chí Minh và Việt Nam là do động cơ vô tư trong sáng, hoàn toàn vì lợi ích quốc tế vô sản của Mao hay sao?
Câu trà lời ở trong Sách Trắng của Hà Nội công bố năm 1979.
Té ra từ rất rất lâu sóng bạc Biển Đông đã lấp loá trong tầm nhìn Đại Hán của Mao. Trước khi lên cầm quyền toàn cõi Trung Hoa, Mao đã nuôi mộng xơi cả Việt Nam. Nay cơ trời đã hé rạng cho Trung Hoa nên mới run rủi cho Việt Cộng tự nguyện đem mình đến xin làm phên giậu để Mao thao túng, sử dụng cái yếu địa này làm bàn đạp vươn ra xây chín khúc lưỡi bò.
Vậy là cùng với “Chính quyền công nông đầu tiên xuất hiện ở Đông Nam”, mầm hoạ của dân tộc cũng cắm rễ luôn vào cơ thể Việt Nam. Trong tay Xô Cộng, Trung Cộng, ý hệ cộng sản đã trở thành một thứ “ngựa thành Troie”.
***
Trong kho lưu trữ văn kiện của Liên Xô và Bắc Kinh không thể không có các biên bản ghi chép buổi Stalin và Mao Trạch Đông bàn về có nên công nhận Việt Nam và cố nhiên cả Hò Chí Minh hay không.
Tôi cũng đã nhiều lẫn thầm hỏi: Điều gì khiển Hồ Chí Minh quên nhanh được các sầu tủi Stalin, Mao gieo cho Cụ?
Chỉ thấy báo đảng viết Hồ Chí Minh đã nói: “Việt Nam có câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”. Càng nhớ lại những ngày tủi nhục mất nước, nhớ lại mỗi bước đường đấu tranh cách mạng đầy hy sinh, gian khổ mà cũng đầy thắng lợi vẻ vang thì giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam càng thấm thía công ơn to lớn của Lê-nin và Cách mạng Tháng Mười”. (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, 1.12, tr. 305).
Suy tôn một nước khác, chứ không phải dân, lên làm nguồn sống của mình!
***
Có một trớ trêu này! Là khi Nhà Thanh sụp đổ, Việt Nam đã toan theo phong trào Duy Tân của Nhật tràn sang Trung Quốc thì một chuyện đã bẻ ngoặt số phận Việt Nam rẽ sang một ngả khác.
Để cho Liên bang Xô viết trứng nước có hai cánh tả phù hữu bật hai chân trời đông tây, Lê-nin đã chi tiền lập Pháp Cộng và Trung Cộng.
Thế là sử thi giải phóng loài người ra đời cùng với hài kịch! Hài kịch quá: Bộ ba hạt nhân “cách mạng vô sản” Nga, Trung Quốc, Pháp đều được cho ương ở ba đế quốc phản động bậc nhất – Đại Nga, Đại Hán, Đại Pháp – trong đó hai đứa đã cai trị, đàn áp Việt Nam!
Là hài kịch nên Liên Xô búa liềm vẫn giữ y nguyên đất đai đế quốc Nga, nằm trên 14 múi giờ gồm hơn một trăm sắc tộc và 200 ngôn ngữ đàn em! Mãi tới năm 2008, sau 200 năm chiếm đóng, quân Nga mới rút hết khỏi Abkhazia hay gì đó, tôi không nhớ.
Còn Trưng Quốc, sừng sững với tuyên ngôn Phổ thiên chi hạ, mạc phi vương thổ, – dưới gầm trời này không đâu không là đất thiên triều ông và đến nay lại thêm mặc phi vương hải, – không đâu không là biển ông cho nên mới vài chục năm giương búa liềm lên mà đã đánh Việt Nam ba làn, (hai lần ở biển), đánh Ẩn Độ, Nội Mông, Liên Xô, Tadjikistan…
Và đặc biệt: trong khi đế quốc trụi đi thì vô sản này cứ phình ra to thêm. Và phình sang đầu óc Việt sớm hơn cả đất biển nhưng đảng lại coi là đại thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lê và tư tưởng Mao Trạch Đông.
Lịch sử Việt Nam đã chịu hai ý hệ thống trị: Khổng và Mác-xít-Lê-Mao. Đều từ Trung Quốc sang và đều gây khiếp đảm cho kẻ theo nó.
Quốc gia có số phận như cá nhân. Chúng ta vớ phải một hàng xóm sống với tiêu chí kép “Phổ thiên chi hạ, mạc phi vương thổ” và “vô sản tứ hải giai huynh đệ”. Ngả nào anh ta cũng giăng lưới, cắm đăng hết. Mà chúng ta xem vẻ lại niết anh ta. Không cho chúng mày thoát thật!
Một chút so sánh ngộ nghĩnh: Mỹ, kẻ thù muôn đời muôn kiếp không tan thì toàn chịu lép trước Việt Nam – rút quân, tốn kém bao tiền của, mạng sống mà chẳng sơ múi gì trừ nghe chửi, hoà bình buôn bán chỉ bị nhập siêu trong khi anh “Răng” toàn xơi của em “Môi” – chiếm luôn biển đảo, cả vú lấp miệng em rồi xuất siêu, trúng thầu… Ngay đến dân số cũng kỳ dị: Dân Việt cả triệu di cư sang nhờ Mỹ còn dân Trung Quốc lại thành làng thành phố sang sống nhờ Việt Nam.
***
Lần thứ ba Hồ Chí Minh là nạn nhân lớn là vào hồi Nghị quyết 9, vào chính lúc Mao dạy “một tách đôi” là quy luật biện chứng để phá sự thống nhất của phong trào cộng sản. Tấm lòng son hai vai hai gánh ân tình của Hồ Chí Minh liền chịu cơn thử thách kinh hoàng.
Lớn đến độ sau đó Hồ Chí Minh ngồi chơi xơi nước. Còn suýt theo máy bay đâm xuống đất. Thoát nạn để chứng kiến hai cộng sự cùng mình làm nên Việt Nam Dân chủ Cộng hoà hạ đài thiểu não.
Tôi đã đùa bảo Hoàng Minh Chính: Vì tên tuổi Hồ Chí Minh quá chói lọi nên vụ án này mới cho đội tên ông! Có người muốn là vụ án Hồ Chí Minh cơ.
Tháng 7-1966, Cụ Hồ kêu gọi dân Việt đánh Mỹ.
Thế nhưng chưa đầy nửa năm, sức khỏe Cụ bỗng sa sút nghiêm trọng, khó đi lại, chỉ nằm, phải sang Trung Quốc chữa bệnh.
Sao sức khỏe Cụ sa sút nhanh thế? Anh em xét lại lờ mờ thấy việc Cụ đi Trung Quốc và Võ Nguyên Giáp đi Đông Âu “dưỡng bệnh” – một người không biểu quyết, một người bỏ phiếu trắng – là kết quả nhân sự ghê rợn của Nghị quyết 9.
Đi chưa tới nửa năm Hồ Chí Minh đã về. Nhưng khoảng một tháng lại đi. Lần này vắng nhà rất lâu. Rồi lãnh tụ tối cao đã phải cùng Vũ Kỳ lọ mọ dò đài tự cung tự cấp tin diễn biến Tết Mậu Thân. Bộ chính trị chỉ cần Bác phát vào micro lời chúc “tin mừng thắng lợi nở như hoa…”
Cần chú ý: Đầu tháng 7-1967 lãnh tụ về nước thì cuối tháng 7 bỏ tù mớ xét lại đầu tiên – những kẻ phản đối nội chiến, cần phải nói rõ ra như thế – và tháng 9, Giáp rời nước đi dưỡng bệnh.
Phải chăng về nựớc để cố ngăn chuyện đàn áp xét lại?
Cụ biết chuyện đàn áp sẽ xảy ra và nó sẽ là mũi dao đâm chí mạng vào mạng sườn đảng để rồi chính nó chứ không phải cái gì khác sẽ giam nhốt đảng ở trong vòng gian dối cứu mệnh. Chả lẽ để dân qua Lăng lại kháo nhau “ông Cụ trong kia cũng bị cho nghỉ việc đấy” sao?
Đảng rất chăm chút gìn giữ dấu tích lãnh tụ. Càng nhiều thì uy tín đảng càng dầy trong lòng dân. Đó, căn nhà số 9 Villa Compoint, Paris 17. Nhưng căn nhà Hồ Chí Minh ở “chính chủ” cách Bắc Kinh sáu chục cây sổ để chữa bệnh thì lại hương tàn khói lạnh! Hồ Chí Minh không bằng lòng Mao lên ngôi Lênin của thời đại mới thì sao Mao lại cho xây dựng dấu tích lịch sử của Hồ ở nước ông được?
Đã không cho nhà lưu niệm mà còn xúc phạm!
Năm 2013, báo chí Trung Quốc bỗng nói đến cuốn sách “Hồ Chí Minh sinh bình khảo” của học giả Hồ Tuấn Hùng, giáo sư chính trị Trường Đại học quốc lập Đài Loan ở Đài Bắc, cháu họ nhân viên tình báo Trung Cộng Hồ Tập Chương. Bắc Kinh không hề lên tiếng bác bỏ (Còn riêng cá nhân tôi thấy Hồ Chí Minh hết sức Nghệ và hết sức Việt Nam)!
Vẻ như ganh với giáo sư Hồ Tuấn Hùng, China Org. com, một cổng thông tin điện tử của chinh phủ Trung Quốc có bài đánh giá mười công trình kiến trúc xấu nhất thế giới. Đã chọn Lăng Hồ Chí Minh. Nhận xét giống như nhà xí công cộng thời La Mã!
Lịch sử không thể lờ đi sự thật này: Với Hồ Chí Minh, ai vung nhát đao đầu tiên và ai hạ lưỡi đao cuối cùng? Thưa, hai lãnh tụ Quốc tế tối cao Stalin và Mao.
Pierre Brocheux nói: “Trong vụ án xét lại chống Đảng cũng vậy, ông Hồ Chí Minh cũng đã nhận ra bản chất của chế độ nhưng chẳng làm gì được. Hơn nữa, kể từ nắm 1960 chính nhóm Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh mới thực sự là những người nắm quyền. Theo nghiên cứu cửa tôi thì cá một giai đoạn trước khi qua đời, ông Hồ bị cách lỵ khỏi quyền lực, tức là không hề có quyền gì. Ông ấy bị biến thành một biểu tượng”.
Cuối cùng một vấn đề nổi lên: Nạn nhân chính trị của đảng đều kháng cự hết. Thí dụ chúng tôi! Chúng tôi coi lẽ phải cao hơn uy tín đảng.
Hồ Chí Minh có câu nổi tiếng Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Một nguyện ước xa vời. Công dân nước Cộng hoà Xâ hội Chủ nghĩa Việt Nam vào nhà tù xã hội chủ nghĩa chính vì hai chữ tự do. Và bản thân Hồ Chí Minh? Có được tự do lập đảng không? Có được tự đo bỏ ngoài tai ý muốn của Stalin và Mao không? Có được tự do xử lý hình hài sau khi chết không?… Có lẽ chỉ được tự do duy nhất là đi gặp Mác, Lê… Nhưng ai kiểm chứng? Chưa nói dân tiếc giá như Bác nói đi gặp cả Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung nữa… Ta có thể thấy lòng trung của Hồ Chí Minh với Lê-nin, Stalin, Mao là vô bờ. Và phải chăng vì thế mà lòng trung của Hồ Chí Minh với nước Việt, dân Việt không ăm ắp?
Hồ Chí Minh còn một câu nữa: “Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng”. Nhưng vừa độc lập, công bằng liền bị vi phạm. Bác Hồ kêu gọi Tuần lễ vàng, dân hưởng ứng nồng nhiệt và vàng đó đã được hối lộ cho tướng lĩnh Tưởng Giới Thạch ở Hà Nội để họ không thực hiện nhiệm vụ “cầm Hồ (bắt giữ- Hồ Chí Minh) diệt cộng” (ép cộng sản rút lui). Vì lợi ích dân mà phải hối lộ bấn thỉu còn tạm xá. Nhưng đằng này hối lộ thành công, yên ổn đâu đấy rồi, Đảng liền theo đúng chủ thuyết tiến lên “cầm dân miệt chủ”, giữ dân làm kẻ bị lãnh đạo còn đảng thì nắm hết, hưởng hết.
Phải nói trong khi cho quân Tưởng vàng, Bác cũng có cho dân những lời châu báu: “Hồ Chí Minh chỉ biết có mỗi Đảng Việt Nam” nên đã giải tán đảng cộng sản.
Sau đó sang Pháp, Hồ Chí Minh tuyên bố trên Journal de Genève: Bạn bè chúng tôi không nên lo chủ nghĩa mác-xít sẽ du nhập vào đất nước chúng tôi. Lại trên báo Le Pays: Những lí thuyết mác-xít không thể áp dụng ở nước chúng tôi được.
Lúc ấy chưa được phép nói nhân dân Việt Nam coi Liên Xô, tổ quốc Cách mạng Tháng Mười Nga là tổ quốc thứ hai của mình.
***
Có thể khẳng định một điều: Chiến tranh “chống đế quốc Pháp, Mỹ” của Việt Cộng đều chịu sự chỉ đạo của ý thức hệ cộng sản – chính quyền ra từ nòng súng, vừa “giải phóng dân tộc” vừa “đánh đổ từng bộ phận chủ nghĩa đế quốc”, góp phần quan trọng “giải phóng loài người”.
Vậy cuộc kháng chiến chống Pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1946 thì sao?
Vì thực dân Pháp quay lại! Quá đúng. Không thể bác bỏ. Tướng De Gaulle đang muốn phục hồi danh dự Đại Pháp vốn xây dựng lâu đời trên hệ thống thuộc địa. Mà khốn thay Roosevelt, tổng thống Mỹ lại phất cờ giải thực!
(Nhưng chú ý: Thực dân Pháp quay lại không có nghĩa là không thể thương lượng thoả hiệp. Indonesia chiến tranh với Hà Lan một thời gian rồi độc lập đó).
Phải thấy còn một cái vì rất quan trọng khác nữa.
Có thể nói chiến tranh Việt – Pháp nổ ra năm 1946 là vì Stalin không công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời ngày 2-9-1945 cùng chủ tịch Hồ Chí Minh của nó. Và lý do không công nhận nằm ở trong một mẹo sách lược toàn cầu của Stalin!
Vâng, là thế này: Ngay sau khi Thế chiến 2 kết thúc, để kéo De Gaulle lìa bỏ Mỹ – Anh, Stalin đã chủ trương ủng hộ De Gaulle khôi phục thế lực Đại Pháp bằng chiếm lại các thuộc địa đã mất – ít nhất với Đông Dương thì cũng từng nêu ý kiến trao nó cho quốc tế quản trị, Cho nên Stalin phải lờ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Công nhận thì bằng nẫng Đông Dương của De Gaulle mà đẩy De Gaulle ngả hẳn theo Mỹ – Anh mất ư? Ở đây chưa nói chuyện Stalin không mấy ưng Hồ Chí Minh.
Theo Stalin thì Việt Nam ở tư cách thuộc địa sẽ đóng góp được cho cách mạng vô sản nhiều hơn. Nguyên tắc này rồi dẫn tới “qui luật” chủ nghĩa xã hội bảo đảm độc lập dân tộc. Và Stalin nắm nguyên tắc này hơn ai hết.
Kết quả là các đảng cộng sản liên quan với Pháp, nhất là Đảng cộng sản Pháp, đều nhận được chỉ thị ủng hộ De Gaulle lấy lại thuộc địa. Khi làm chánh soái đưa quân viễn chinh Pháp sang Việt Nam, tướng D’Argenlieu đã được Maurice Thorez, Tổng bí thư Đảng cộng sản Pháp lúc đó là phó thủ tướng Pháp, cổ vũ nhiệt liệt: Hãy tẩn ra trò chúng nó đi nhá!
Trong khi Hồ Chí Minh không! Không nhận đưọc một thứ gì hết! Thế là bèn bày ra ở trước mắt Việt Cộng con đường duy nhất là vũ trang chiến đấu. Đó, hai bài học chói lọi: Một của Xô Cộng đã nêu năm 1917, một của Trung Cộng hiện đang tiến hành với cái tên “Trì cửu chiến” mà rồi Việt Cộng chuyển sang thành “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi”. Mà cũng chẳng phải bước ngoặt hiểm trở gì vì từ 1941, noi theo hai bài học chói lọi nói trên, Cương lĩnh Việt Minh đã nêu “đánh Pháp đuổi Nhật”, vậy bây giờ có nồ súng đánh Pháp thì cũng là chấp hành tiếp cương lĩnh đó ở trong điều kiện đảng đã cầm quyền ở cả nước – tức là so với thời Tân Trào thì còn thuận lợi hơn rất nhiều. Trì cửu chiến mà Việt cộng chuyển sang thành Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi, ngụ ý thắng lợi cuối cùng là đảng nắm chính quyền. Nếu chẳng may kẻ thù có mạnh hơn thì tạm dạt sang lánh nạn bên Quảng Tây, chờ thời cơ. Cù cưa chiến. Việt Nam dứt khoát phải do cộng sản lãnh đạo, dù đất cát có bị nát bươm ra vì bom đạn!
Thử giả thiết nếu Hồ Chí Minh nhận được cửa Stalin chỉ thị thoả hiệp với Pháp?
Thì Việt Cộng sẽ chấp hành tắp lự! Việt Nam sẽ theo đúng Tạm ước và Hiệp định sơ bộ đã được Hồ Chí Minh ký kết mà gia nhập Liên hiệp Pháp! Nghĩa là sẽ không có cuộc kháng chiến chống Pháp – hoặc có thì cũng chóng kết thúc – cùng chuyện mở biên giới cho “kim chỉ nam” vào chỉ đạo cách mạng Việt Nam. Sẽ không có hằng hà sa số các loại nạn nhân trong đó có Hồ Chí Minh.
Cũng có thể có người nói: Không, Hồ Chí Minh sẽ chống lại.
Vâng, dám chống thì đã không có Cải cách ruộng đất, thảm hoạ của dân Việt.
Kíp tới cuộc kháng chiến chống Mỹ, tình hình lại càng khác xa nữa. Stalin không còn, Lê Duẩn xoay trục đã suy tôn Mao lên làm Lê-nin thời đại cách mạng Á-Phi-La. Đền lại, ở Việt Nam, Mao Trạch Đông xoay trục nhân sự thì Lê Duẩn, Nguyễn Chí Thanh vọt lên.
Còn nếu nói không bạo lực là phản động thì các vị Gandhi, Phan Chu Trinh, Nelson Mandela, Martin Luther King Jr., Aung San Suu Kyi… đều đáng phỉ nhổ cả?
***
Đến đây có thể khép lại phần bàn về nạn nhân Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.
Nên nhớ nạn nhân vĩ đại thì dễ dắt díu cà một đất nước, một dân tộc nạn nhân theo.
Để tránh chuyện này, các nước người ta đòi dân phải bỏ phiếu bầu người cầm quyền. Anh trình cương lĩnh anh ra, dân đánh giá rồi chọn. Lúc này thì ứng cử viên thường là đẹp đẽ phô ra, xấu xa đậy lại.
Nhưng Hồ Chí Minh đã đem giấu lý tưởng huy hoàng nhất của mình đi – mục tiêu cộng sản. Vừa mới quen hơi bén tiếng mà cộng đem mình ra chọi thì cộng thua là cái chắc. Dân không ưa công hữu, thứ ảo thuyết ngoại lai. Nhưng cộng phải bằng mọi cách tồn tại ở xứ sở này.
***
Ồ, tồn tại! Hamlet đã tự hỏi, “tồn tại hay không tồn tại” – to be or not to be. Rồi để giải quyết được cái điên loạn thật trong triều, chàng đã phải giả điên, giết nhà vua kiêm chú ruột và cuối cùng hy sinh, cởi được câu hỏi chính yếu và giữ vẹn toàn nhân cách. Đằng này Hồ Chí Minh và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tồn tại là nhờ tay Stalin và Mao. Và dân Việt Nam bèn trúng độc như nàng Ophelia thơ ngây.
Trong Hamlet, các nhân vật chết hết. Cái tồn tại âm tính đến phũ phàng, đau xót này nêu ra bài học là muốn tồn tại thì trước tiên phải tự tại. Đức Phật Gautama, Thích Ca Mâu Ni đã chỉ ra:“Con người phải là chỗ dựa của chính mình. Chớ tìm trú ẩn ở nơi khác”.
Tự tại mới độc lập đầu óc để nhận rõ tốt xấu, không dễ dàng và đam mê dâng nộp mình cho cái ác.
Song chúng ta lại mắc nợ đồng lần. Dân nợ Đảng cái công “giải phóng” để rồi cả đời vâng lời Đảng. Đảng mắc nợ Quốc tế đã trao cho quyền lãnh đạo Việt Nam cùng cái chủ nghĩa dọn đường tới tương lai bằng bạo lực để rồi một mực kiên trung vâng lời nó.
TRUYỆN ĐÈN CÙ CỦA NHÀ VĂN TRẦN ĐĨNH TẬP 54
Chương 54
Nghĩa tử là nghĩa tận. Tôi thấy cần đưa chung vào đây vụ án giết mười mấy cán bộ đảng viên cuối 1947, đầu 1948, trong đó có bố vợ tôi, ông Hồng Tông Cúc. Chính cựu giám đốc Tổng nha công an Lê Giản, người phụ trách của họ thời đó, cũng xin minh oan qua con đường pháp lý chính thức. Như Nguyễn Trung Thành đã làm trong trường hợp chúng tôi vậy.
Tháng 6 năm 1992, Lê Giản gọi đưa tôi xem cái đơn anh gửi Ban chấp hành trung ương đảng đề nghị lập một tiểu ban xét lại vụ giết oan mười mấy cán bộ và đảng viên Trung Quốc trong đó có Hồng Tông Cúc, bạn anh và là bố vợ tôi hồi cuối năm 1947.
Đơn – mười một trang lớn – viết tỉ mỉ, xúc động. Theo đó thì chính Lê Đức Thọ sau Cách mạng tháng Tám đã trao những anh em này cho Lê Giản để tổ chức một nhóm công tác đặc biệt trực thuộc Lê Giản. Nhóm có quỹ riêng và chỉ làm việc với mình Lê Giản. Rồi Lý Ban xuất hiện. Nhóm trưởng Ngô Kỳ Mai (hay Ưng Khầy Mùi) cùng tù Sơn La với Lê Đức Thọ thế nào rồi hoá thành đặc vụ Tưởng Giới Thạch. Lan cả sang Xìn Xí Pô, cố vấn quân sự Trung Quốc phái sang ta, cũng tù Sơn La với Thọ. Trong hồi ký Một cơn gió bụi, trong bảy “yếu nhân” Việt Minh, Trần Trọng Kim nêu ra có Pô cùng với Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Lương Bằng, Bùi Lâm. Ở Sơn La, Ưng Khầy Mùi và Xìn Xí Pô đã dạy tù cộng sản hát Xên Xên – Tiến lên, quốc ca Trung Quốc sau này. Họ phần lớn là bạn cũ của Lê Giản. Riêng Ưng Khầy Mùi còn kết nghĩa anh em. Ưng Khầy Mùi và Hồng Tông Cúc lại thân hơn một nấc nữa: đổi tên cho nhau.
Năm 1947, Pháp đánh Việt Bắc, nhằm đúng căn cứ địa trung ương, Lê Giản bận bảo vệ Trung ương và Hồ Chủ tịch chạy giặc, đã gửi anh em tổ đặc nhiệm này ở ty công an Tuyên Quang của Nguyễn Văn Luân. Tình cờ ghé qua ty, nghe nói có họ ở đây, Lê Đức Thọ đã lệnh giết. (Lê Giản, khi nói với tôi đã hất đầu, bắt chước động tác ngụ ý thủ tiêu của Sáu Thọ mà Nguyễn Văn Luân làm lại cho anh xem). Đều mất xác. Bố vợ tôi – Hồng Tông Cúc, lúc ấy ba mươi tuổi.
Trong đơn Lê Giản viết một câu nói lên hết nỗi lòng anh: “Khi tôi quay lại đón anh em thì như “sét đánh ngang tai”, anh em đã “bị thủ tiêu hết”.
Năm 1951 hay 52, vẫn đơn viết, một đoàn cán bộ Đảng cộng sản Trung Quốc sang tìm hiểu vụ này, Lê Giản đã gặp họ, trình bày rằng các anh em đó bị thủ tiêu oan. Đoàn Trung Quốc nghe chăm chú. Lê Giản hy vọng vụ án sẽ được làm sáng tỏ nhưng rồi mọi sự lại rơi vào im lặng. Lê Giản đành nuốt hận một mình, từ nay anh không được phép thổ lộ với ai. Tôi cho rằng Trung Quốc thấy đã có Lý Ban rồi thì cho qua – Lý Ban là tỉnh uỷ viên Quảng Đông hoạt động ở Trung Quốc măỉ cho tới cuối 1945 nên đáng tin hơn số anh em kia – nhưng Lê Giản nói chỗ này anh không biết.
Tôi đánh máy rồi photocopy nhiều bản trao lại Lê Giản, nói rất cảm ơn anh. Lê Giản nhăn rút mặt lại đấm mạnh tôi một cái nói: “Tao đã đau khổ quá mà mày lại cảm ơn!” Tôi ngỡ anh bật khóc.
Văn phòng trung ương báo anh là đã nhận được đơn, sẽ nghiên cứu. Báo tôi, Lê Giản lắc đầu: Thế này là sang bước om tép ngâm tôm đây… Còn biết làm sao nữa bây giờ?
Hệ thống chân rết Sáu Thọ chăng lên bao la rồi. Phận kẻ bị oan nhỏ như con sâu cái kiến làm sao mà chòi tới được công lý, cái thứ vốn bị đáng coi là xấu xa, phản động của chế độ tư bản.
Đơn Lê Giản đề nghị minh oan cho hơn mười cán bộ đảng viên Trung Quốc là có cả ý kiến của thiếu tướng Nguyễn Văn Luân, nguyên trưởng ty công an Tuyên Quang thời thủ tiêu nhóm đặc nhiệm. Luân nhiều lần ngùi ngùi bảo tôi: Lương tâm và trách nhiệm của bọn tôi là phải xin minh oan. Luân và Lê Giản đã lên lại tận nơi các anh em kia từng bị giết. Nhưng nay nhà cửa phố xá đầy đặc cả rồi, không nhận ra nổi địa thế xưa nữa, Luân cho tôi hay.
Tháng 2-1998, Lê Giản lại làm giấy chứng nhận ông Hồng Tông Cúc là cán bộ hoạt động bí mật của Nha công an “bị mất tích trong đợt tập kích của giặc Pháp đánh lên Tuyên Quang tháng 10 năm 1947”, và đưa cho con cháu của ông Hồng Tông Cúc giữ cho địa phương đỡ quấy quả.
Lê Giản và Nguyễn Văn Luân, quan chức kỳ cựu ngành công an thường bảo vợ chồng tôi: Minh oan cho các đồng chí ấy là chúng tôi làm theo đúng lương tâm người cộng sản.
“Vậy thì hai anh đã công nhận rõ rằng người phụ trách đảng cộng sản là không có lương tâm”, tôi thầm nghĩ. Và thương cho hai anh còn tin vào hai chữ lương tâm thấp cổ bé họng trong chế độ này.
Mà ngay đến Lê Giản thì nông nỗi nào cũng có ít lênh đênh.
Một hôm đến anh, tôi thấy anh giập giập xoá xoá, thuật lại thời kỳ bị tù ở Madagascar được quần Anh giải phóng khỏi nhà tù Pháp, huấn luyện công tác tình báo như lấy tin, truyền tin, mật mã, điện đài rồi thả dù xuống Việt Bắc để tìm Việt Minh theo nguyện vọng của các anh. Với quân lính Anh thì miễn là sẵn sàng đánh Nhật, ngoài ra chuyện vặt hết. Đảng lúc ấy người hiếm của kiệm nên tin ngay các anh. Nhưng nay người ê hề, chế độ phải ngặt nghèo, đảng cần xét kỹ quan hệ cửa các anh với đế quốc đề xem có đáng được cấp huân chương, trợ cấp không. Có thể tin cậy kỹ thuật tình báo các anh học của chúng nhưng bụng dạ các anh, đảng phải cảnh giác. Tôi thật không ngờ đến giữa những năm 90, đảng lại lôi chuyện xưa ra bắt các anh từng được đảng tin dùng mãi phải lận đận giãi bày tấm lòng son, một việc làm nếu biết suy nghĩ sẽ thấy là hết sức nực cười, lố bịch, ừ, nhưng mà biết thế nào được! Nhân dịp khai lý lịch lấy tiền trợ cấp này có khi lại lòi ra chuyện man trá.
… Có một chuyện tình cờ rất hay: Không hề bàn với nhau, trong thời gian Lê Giản gửi đơn, Lý Bạch Luân, tức Lý Nguyên Cát, cựu bí thư Yên Bái, cựu phó bí thư và phó chủ tịch Quảng Ninh cũng gửi Trung ương một đơn xin minh oan cho Hồng Tông Cúc, với tư cách bạn thân thiết của Hồng. Bằng vào quan hệ lâu ngày, Lý khẳng định những anh em bị thủ tiêu oan đều là người trung thành với cách mạng. Theo Lý, đây là một vụ giết người oan trái do một cá nhân ra lệnh, không có xét xử của đảng. Không cả ai luận tội kết án.
Lý Bạch Luân viết: “Tôi đã định nhiều lần nói ra nhưng lại sợ không hay cho uy tín của đảng nên đành im cam chịu một mình. Tôi đã bao đêm không ngủ nghĩ tới các đồng chí bị giết oan cùng gia đình vợ con họ không còn đâu nương tựa”.
Cuối 1948, Lý viết tiếp, trên đường công tác qua Hoa kiều vụ Liên khu 10, tôi thấy ở đấy có hai cháu bé giống Hồng Tông Cúc quá bèn thăm hỏi rồi đưa về Trung đoàn 98 của tôi hoạt động tiễu phỉ ở Đông Triều, Đồng Vành, Bến Tắm Hải Ninh. Cháu Hồng Linh là chị, lúc này lên mười, đứa em Hồng Phong lên tám. Ba đứa em dưới đều cho làm con nuôi.
(Linh kể lúc mới làm “bộ đội” nhớ mẹ đau quặn bụng, không đi nổi cứ ôm bụng ngồi sụp. Có lẽ vì thế mà bảy chục tuổi từ giã cõi đời liêu xiêu vì ung thư, hay chính mối oan chính trị này di căn sang cơ thể). Trước đó mấy mẹ con theo bà con người Hoa lên tận Quản Bạ, Đồng Văn, Mã Pì Lèng, Cổng Trời, Lũng Cú. Mẹ kiết lị nặng, chỉ nằm – mà may vẫn sống sót; chị cả bảy tám tuổi ngày ngày đi bắt ngoé nhái về để mẹ thịt cho lũ em từ một tuổi rưỡi trở lên ăn. Rồi những ngày theo bộ đội tiễu phỉ, nhìn bộ đội mổ bụng phỉ lấy gan nhai sống, những tối cố nhớ xem hôm ấy trong lán có ai coi vẻ tươi tỉnh với mình thì lén đến chân giường người ấy mượn tạm dép ra suối rửa chân. Đoạn suối này hổ đã vồ mất mấy anh bộ đội. Có lần qua vùng “bà ngoại” tản cư, xin phép về qua thăm. Bà (thật ra là “xaipua”, sai bà, – bà giúp việc lâư đời trong nhà) ho lao được dân cho lên ở một cái lán. Đứa cháu dưới chân núi ngửa cổ gọi mãi bà: Bà đi giặt thuê. Lại cắm đầu chạy đến hơn cây số mới đuổi kịp đơn vị. Linh không biết là bố bị giết ở đó, mẹ nay làm cấp dưỡng ở ty công an Tuyên Quang, cái cơ quan đã giết chồng mình, và “bà ngoại” ở lại chỗ có xác ông chủ cũng chết, mất luôn tăm tích. Nghĩa là có thể bố đã nghe thấy tiếng đứa con gái gọi bà… Cả một tuổi thơ gian truân lặng lẽ tha một quả núi đen ngòm ở trong đầu: Bố nó đặc vụ bị ta thịt. Hầu như câu “bố nó đặc vụ bị ta thịt” là tiếng nổ duy nhất sớm chiều vọng lên làm nỗi kinh hoàng nhật tụng trong lòng đứa bé phải gánh chịu oan bố, không người an ủi. Thế mà đứa bé đã không sa vào cái vực đốn mạt là nịnh hót, cầu cạnh xin một con mắt đỡ đần. Thế này là “tuổi thơ rên thầm” phản diện bên cạnh “tuổi thơ dữ dội” chính diện đấy Phùng Quán nhỉ? Một đằng dữ dội vì chiến đấu cho chính nghĩa, một đằng câm lặng vì ở phe phản động. Bốn năm sau, 1952, Linh cũng không biết mình đã trở lại trung đoàn 98 múa hát liên hoan sau trận đánh Mộc Châu. Lúc ấy Vũ Lãng mới về phụ trách 98. Và tôi thì lần đầu tiên gặp Hồng Linh ở đó, cô văn công mười bốn tuổi, cạnh các chị Thuỳ Chi, Song Ninh)…
Trở lại đơn Lý Bạch Luân. Cuối đơn ông viết: “Là một đảng viên cộng sản Việt Nam, tôi cả đời hoạt động cho cách mạng Việt Nam, nay đã gần chín chục, tôi xin Trung ương trước hết vì sự trong sáng của đảng, vì kỷ cương và công bằng xã hội và vì quan hệ Việt Trung lâu dài, hãy minh oan cho vụ án”.
Lý viết thư này ở thị xã Quảng Yên. Ông đã bị xúc đi khỏi Hòn Gai, bất chấp là đảng viên từ 1930 và bí thư tỉnh, ông còn nhẹ nợ, không phải như Lê Giản viết tường trình vì sao lại được tình báo Anh chọn huấn luyện và rồi lại về Việt Nam? Lẽ ra ông cũng phải viết vì lý do gì mà Trung Cộng lại cho ông sang Việt Nam chứ nhỉ?
Tôi chắc khi đơn tâm huyết của mình không ai đếm xỉa mà cứ phải nghe những pháp chế, công bằng, đạo đức, văn minh thì Lê Giản, Lý Bạch Luân dứt khoát cũng thấy mình đã vớ phải một cha đại bịp lăm lăm một khẩu súng sẵn sàng nhả đạn ở trong tay.
Hồng Phong, em dưới Linh, rồi định cư ở Canada. Trong bữa ăn li biệt Lý Bạch Luân, người cưu mang Phong cho đến trưởng thành, Phong nói: “Bố mẹ chúng con rồi chúng con đều tuyệt đối tin cách mạng, theo cách mạng, ông cũng thế. Nhưng rồi chúng con tan nát, ông thì bị hắt hủi đến xó này. Ôi, con thật tình sự cách mạng quá rồi, sao cách mạng lại chỉ thích đầu rơi máu chảy, thù hận nghi ngờ và tiêu diệt?”
Năm 1997, Lý Ch., một người Việt gốc Hoa cho tôi quyển Một đời Ngô Kính Nghiệp của Ban nghiên cứu lịch sử đảng tỉnh uỷ Quảng Đông xuất bản tháng 3 năm 1990. Theo sách này, Ngô Kính Nghiệp từng “bị tù với Hồ Chí Minh và từng là thư ký chính trị của Hồ Chí Minh”. Ông ở trong số người bị giết nói trên. Vợ con ông trốn được về Trung Quốc do đó Đảng cộng sản Trung Quốc đã minh oan, bình phản tuyên dương cho ông. Nhắc đến tên Ngô Kỳ Mai (Ưng Khầy Mùi), Hồng Tông Cúc, cuốn sách đã vạch tội “Việt Cộng thủ tiêu oan các đảng viên chân chính của Đảng cộng sản Trung Quốc mà đến nay vẫn chưa phục hồi danh dự”, Nay kéo Việt Nam, Trung Quốc lại lờ. Như đã lờ sau khi nghe Lê Giản trình bày vụ án oan thảm khốc. Quyển sách kể đủ tên 13 người “bị Việt Cộng bí mật hành quyết” gồm: Ngô Kỳ Mai (Ưng Khầy Mùi), Ngô Kính Nghiệp, Trình Mẫn Đức (Xin Xí Pô), Hồng Tông Cúc, Ngô Kỳ Anh, Trần Tinh Minh, Chung Quỳ Hưng, Lâm Trung, Lý Lý, Tô Cô, Tẩy Trung Nam, Phùng Chỉ Thương, Lữ Giang Vượng.
Năm 1991, Hiến pháp Việt Nam bỏ câu Trung Quốc là thù, Ban dân vận trung ương cử hai cán bộ đến gặp Linh. Định lập một đoàn văn công người Hoa, ban mời Hông Linh giúp. Linh đã dự cuộc họp nhưng khi Ban lại mời lần hai thì Linh kiếu. Đề nghị đảng minh oan cho bõ chúng tôi rồi hãy dùng chúng tôi. Không nói mới hôm nào đảng đuổi tôi đi cơ mà!
Từ đấy tạnh luôn…
Tờ báo năm 19 tuổi tôi làm phóng viên mang tên Sự Thật.
Ôi, cái tên mới thích chui rúc ấn nấp làm sao! Mà một chỗ ẩn nấp để có thể rúc rích tốt nhất là dưới ghế bành của Ban tổ chức.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)