Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường, nhưng Việt Nam đang mất dần nội lực chính là lý do khiến cho cả nền kinh tế bị chao đảo
Thực tế cho thấy mô hình phát triển vừa qua có sự thiên lệch; dựa nhiều vào khai thác và bán tài nguyên, sử dụng nhiều vốn và lao động, công nghệ thấp. Những nguồn lực này ngày càng nghèo nàn và không phát huy được trong hội nhập với thế giới hiện đại đã gây nên một số hạn chế trong quá trình phát triển hội nhập sâu và rộng. Đứng trước bối cảnh mở cửa hoàn toàn thị trường, nhưng Việt Nam đang mất dần nội lực chính là lý do khiến cho cả nền kinh tế bị chao đảo, ông Thạch nói.
"Hệ quả nhìn mà nền kinh tế nhận được là cán cân thương mại xấu đi, nhập siêu, lợi nhuận từ xuất khẩu chủ yếu rơi vào các tập đoàn xuyên quốc gia. Các dòng thuế phải cắt giảm và ảnh hưởng tới thu ngân sách, tăng tình trạng bội chi ngân sách; các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu bị sụp đổ trong cuộc cạnh tranh khốc liệt với hàng hóa của các nước phát triển; Việt Nam trở thành bãi lắp ráp hàng xuất khẩu của các công ty nước ngoài; hàng loạt các doanh nghiệp lớn trở thành miếng mồi béo bở để doanh nghiệp nước ngoài triển khai hoạt động M&A mua bán sáp nhập doanh nghiệp Việt dẫn tới hệ quả tất yếu là người lao động Việt Nam buộc phải đi làm thuê cho thế giới", PGS.TS Phương Ngọc Thạch chua chát.
Giải bài toán lao động thế nào?
Vậy, trước tình hình đó thì câu hỏi lớn là giải bài toàn lao động thế nào? PGS.TS Phương Ngọc Thạch cho rằng, để giải bài toán lao động, chúng ta cần phải thay đổi nhiều chính sách.
Theo ông, trước hết cần phải đẩy mạnh thực hiện công bằng xã hội, xóa bỏ bất công xã hội, giảm khoảng cách giàu nghèo, đẩy lùi lãng phí, tham nhũng.
Có kế hoạch chấm dứt tình trạng này trong thời gian càng ngắn càng tốt là trách nhiệm của những người quản lý.
Thứ hai, tình trạng mất công bằng trong tiếp cận dịch vụ công giữa các địa phương, các nhóm dân cư, đặc biệt là các dịch vụ xã hội như y tế và giáo dục,... đang ngày càng tăng.
Ông cho rằng, bất bình đẳng thu nhập là một nguyên nhân quan trọng đưa đến bất bình đẳng về tiếp cận các dịch vụ cốt yếu ăn, mặc, ở, đi lại, học hành và chữa bệnh. Chính sách giao dịch vụ công cho tư nhân (thị trường) cung cấp, quá trình xã hội hóa đã làm nảy sinh các mặt tiêu cực như: chất lượng dịch vụ kém, phí cao, tiếp tay cho lừa đảo, lách luật…, làm thay đổi chính sách điều trị miễn phí bệnh nhân nghèo, cũng như làm thay đổi chính sách giáo dục cưỡng bách quốc gia.
Vấn đề thứ ba ông nói, là chế độ tiền lương thời gian qua không những không cơ bản mà còn mất tác dụng kích thích, thực sự chưa hướng tới các mục tiêu cơ bản: thu hút nhân lực, duy trì nhân lực giỏi, kích thích động viên nhân lực, đáp ứng các yêu cầu của pháp luật.
Hiện nay lương tối thiểu vùng thấp hơn so với nhu cầu sống tối thiểu, lương tối thiểu vùng mới chỉ đáp ứng được trên 70% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động.
"Cần cải cách mạnh mẽ chế độ tiền lương và đãi ngộ theo hướng chú trọng chất lượng của giá trị chuyên môn, của sáng tạo chứ không phải chỉ theo chức vụ, triệt tiêu giá trị sáng tạo và cống hiến. Phải thấy rằng càng hội nhập sâu và rộng việc tăng lương lao động qua các năm chính là yếu tố quan trọng thúc đẩy các công ty cải tiến công nghệ", ông nhấn mạnh.
Theo ông, Việt Nam không thiếu gì nguồn nguồn nhân lực chất lượng cao. Các nhà khoa học, trong đó có người Việt Nam trên thế giới có nhiều. Số nhà khoa học Việt Nam không có việc làm do các nước phát triển không thu hút hết. Vấn đề là Việt Nam phải có chính sách đãi ngộ thích đáng đối với nguồn nhân lực như cách thu hút của nhiều nước (Mỹ và Singapore dựa vào nguồn nhân lực nước ngoài trong phát triển).
Cuối cùng, ông Thạch đề nghị cần phải hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa . Đồng thời, có giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục những điểm yếu chung về tiếp cận vốn tín dụng, thông tin thị trường, kỹ thuật
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét