Theo GS.TS Võ Tòng Xuân, Vinafood chỉ cần đóng vai trò đi tìm thị trường cho gạo Việt Nam rồi kết nối công ty trong nước với công ty nước ngoài.
"Tôi đã qua nhiều nước sản xuất lúa và bảo đảm rằng không ai trồng lúa cao sản giỏi như Việt Nam được. Thái Lan chuyển dòng một nhánh sông Mekong và tưởng rằng làm như vậy giúp được nông dân nghèo ở Đông Bắc nước họ nhưng cái đó thực ra không hiệu quả, nên Việt Nam vẫn giữ được kế hoạch về xuất khẩu gạo của mình. Tuy nhiên, Việt Nam cần bớt trồng lúa ở vùng mặn, chỉ trồng 1 vụ trong mùa mưa, sau khi thu hoạch lúa thì nuôi tôm, như vậy sẽ giàu hơn Thái Lan nhiều", GS.TS Võ Tòng Xuân cho biết.
Khẳng định, Việt Nam sẽ không gặp khó khăn nhiều trước động thái của Thái Lan, nhưng theo GS.TS Võ Tòng Xuân, đó là một trong những lý do chính để Việt Nam đổi mới tư duy, không trồng lúa vùng mặn. Nếu chỉ trồng lúa vùng mặn thì cứ làm 2 vụ như vẫn làm từ trước tới nay, không bị mặn hay hạn vì bố trí gọn trong thời gian có mưa và nước vừa lên.
"Nếu Việt Nam trồng đúng theo thời vụ, đừng cãi trời thì không bị thiệt hại. Lúa 2 vụ có thể làm trên 10 tấn gạo vì kỹ thuật của Việt Nam hay hơn Thái Lan, Philippines, Campuchia thì không có kỹ thuật gì", ông nhấn mạnh.
Bớt vai trò của Vinafood
Vị chuyên gia nông nghiệp cũng đề cập đến việc chiến lược mua rẻ bán rẻ của Vinafood cũng như sự độc quyền trong ngành lúa gạo đã bộc lộ quá nhiều điểm hạn chế. Theo GS.TS Võ Tòng Xuân, không nêng tập trung nguồn lực cho Vinafood, VFA mà phải để các công ty có đầu ra cũng tham gia xuất khẩu thì sẽ đem về lợi nhiều hơn thay vì cái gì cũng phải quaVinafood, VFA.
Đặt câu hỏi về việc có cần vai trò của Vinafood hay VFA nữa hay không, GS Xuân nói vẫn cần có Vinafood, VFA để điều hòa lương thực trong nước.
Ví dụ, có những tỉnh chưa đủ gạo ăn, Vinafood sẽ lo, hoặc khi 1 chính phủ bàn với chính phủ Việt Nam muốn mua gạo thì có Vinafood đứng ra. Tuy nhiên, các công ty tư nhân của nước ngoài mua gạo Việt Nam không nhất thiết phải thông qua Vinafood mà hãy để công ty tư nhân làm việc với công ty tư nhân thì sẽ có lợi nhiều hơn cho cả hai bên.
"Cái tôi rất muốn Vinafood thay đổi là họ không xuất khẩu nữa mà chỉ lo cho các công ty con của họ - các công ty lương thực và tư nhân muốn tham gia Vinafood thì gia nhập, Vinafood phải là người chuyên môn, sành sỏi thị trường thế giới đi tìm các đối tác để nhập khẩu gạo Việt Nam.
Nói cách khác, Vinafood chỉ nên là người đi tìm thị trường cho gạo Việt Nam, rồi kết nối công ty nước ngoài với công ty trong nước làm việc với nhau, Vinafood ngồi giữa ăn hoa hồng để có chi phí nuôi bộ máy.
Không thể cứ để tình trạng doanh nghiệp không có tấc đất nào, không có nông dân mà có quyền xuất khẩu gạo, trong khi nhiều doanh nghiệp có đất, có nông dân lại không có quyền xuất", GS.TS Võ Tòng Xuân lưu ý.
Thành Luân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét