Thứ Năm, 10 tháng 3, 2016

Giải mã năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng 1/15 Singapore

 Khi ưu thế nhân công giá rẻ mất đi, việc thu hút đầu tư sẽ bị ảnh hưởng...

Bình luận về báo cáo mới đây của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO về năng suất lao động của Việt Nam, ông Mai Đức Chính - Phó Tổng giám đốc Liên đoàn lao động Việt Nam khẳng định:
"Năng suất lao động chắc chắn Việt Nam thấp hơn so với các nước trong khu vực, đặc biệt là so với Singapore. Ví dụ cụ thể, Singapore có 5 triệu dân nhưng họ làm ra 100 tỉ USD/năm, tức là mỗi người làm ra 20 triệu USD/năm. Trong khi đó, Việt Nam 90 triệu dân cũng chỉ làm ra 100 tỉ USD như vậy rõ ràng năng suất lao động Việt Nam thấp".
Ông Chính cho biết, có nhiều nguyên nhân tác động tới năng suất lao động của Việt Nam, đầu tiên là khoa học, kỹ thuật.
Nền công nghiệp sản xuất của Việt Nam còn lạc hậu
Nền công nghiệp sản xuất của Việt Nam còn lạc hậu
Trong khi các nước tiên tiến họ luôn hướng tới nền sản xuất hiện đại, áp dụng nhiều công nghệ khoa học trong sản xuất nhưng Việt Nam lại trú trọng vào sản xuất gia công, xuất thô, kỹ thuật công nghệ lạc hậu, phần giá trị gia tăng dành cho doanh nghiệp nước ngoài.
Ông Chính lấy ví dụ, trong sản xuất áo jacket Việt Nam chỉ có được 10% giá trị sản xuất, 90% còn lại là doanh nghiệp nước ngoài hưởng. 
Lý do nữa là chất lượng lao động Việt Nam không cao, đào tạo không đúng nhu cầu của doanh nghiệp, chủ yếu lao động thủ công. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề thu hút đầu tư.
Tại Việt Nam thu hút đầu tư  do có nhiều lợi thế, đầu tiên là do nền chính trị ổn định; nhiều chính sách ưu đãi về thuế suất và một phần là nhân công giá rẻ.
Tuy nhiên, khi nhân công giá rẻ mà không còn tồn tại thì các doanh nghiệp phải tính tới yếu tố năng suất lao động.
Nhật cũng từng đưa ra ý kiến là nền công nghiệp phụ trợ của Việt Nam kém, chủ yếu là gia công. Ví dụ điển hình như nền sản xuất ô tô, 30 năm nay vẫn như vậy, trong khi các nước khác họ đã tự sản xuất được ô tô thì nền sản xuất công nghiệp của Việt Nam vẫn chỉ dừng lại ở mức gia công thùng, vỏ ô tô...
Do đó, Việt Nam phải đầu tư vào khoa học, công nghệ. Phải đổi mới công nghệ, nâng cao giá trị gia tăng mới có thể cải thiện được năng suất lao động hiện nay.
Ngoài việc bị đánh giá là năng suất lao động thấp, theo một cuộc khảo sát về nhu cầu về kỹ năng với hơn 200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch ở khu vực miền trung Việt Nam, tất cả chủ lao động đều cho rằng sinh viên tốt nghiệp các trường dạy nghề không đáp ứng được yêu cầu của họ. Nguyên nhân là vì thiếu sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình đào tạo.
Ông Phan Danh Dũng - Phó Giám đốc Khách sạn Viễn Đông cho hay, phần lớn người lao động sau khi tốt nghiệp trường nghề còn rất yếu kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ kém, không tự tin khi tiếp cận với khách hàng.
Bên cạnh đó, cơ cấu ngành nghề đào tạo tại các cơ sở dạy nghề vẫn chưa thực sự phù hợp với cơ cấu ngành nghề của thị trường lao động, chưa bổ sung những ngành nghề mới theo nhu cầu của thị trường tuyển dụng.
Trước những lo ngại về chất lượng lao động cũng như sự thiếu hụt lao động ở Việt Nam nói riêng và các nước trong khối ASEAN nói chung, nhằm đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp vào những năm tới, ILO khuyến nghị: Chính phủ cần đầu tư nhiều hơn vào nguồn nhân lực, củng cố các chính sách thị trường lao động hợp lý và ổn định.
Mới đây, theo đánh giá của tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), năng suất lao động của Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất ở Châu Á - Thái Bình Dương.
Thái An

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét