- Ông Nguyễn Xuân Dương cho rằng, Việt Nam gia công cho nước ngoài theo kiểu thuê gì làm nấy, không có thị trường nên thua kém các nước.
Ăn đong
Dẫn riêng ngành dệt may làm ví dụ, ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty may Hưng Yên cho biết, năng suất chung của ngành có thể thấp nhưng năng suất cá biệt của các doanh nghiệp không phải là thấp.
Dẫn riêng ngành dệt may làm ví dụ, ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty may Hưng Yên cho biết, năng suất chung của ngành có thể thấp nhưng năng suất cá biệt của các doanh nghiệp không phải là thấp.
"Năng suất lao động phải tính theo mức độ lành nghề của người lao động. Ví dụ, ở Tổng Công ty may Hưng Yên, năng suất tính theo giờ trong năm 2014-2015 đã đạt tới 2,5 USD/giờ công, trong khi đó Thái Lan vào năm cũng chỉ đạt 2,5 USD/giờ công, Philippines 2,2 USD/giờ công. Nếu so năng suất lao động của Việt Nam năm 2014 với năng suất lao động của Thái Lan năm 2012 thì chúng ta tương đương. Như vậy, xét về năng suất cá biệt của doanh nghiệp, những đơn vị thấp nhất cũng bằng một nửa nước khác trong ASEAN, còn đơn vị khá có thể cao bằng nước khác trong khu vực. Tuy nhiên, nếu so với năng suất chung của toàn ngành thì Việt Nam thấp hơn, chỉ bằng 60% của nước khác. Theo thống kê toàn ngành, năng suất lao động của Việt Nam chỉ đạt 1,5-1,8 USD/giờ công.
Những năm gần đây, ngành may Việt Nam mới bắt đầu phát triển nên công nhân có mức độ lành nghề chưa cao, những công ty có tuổi nghề (5-10 năm trở lên) có năng suất lao động tốt hơn, còn đơn vị mới thậm chí chỉ đạt 1-1,2 USD/giờ công".
Sản xuất tại Tổng Công ty May Hưng Yên |
Lý giải về việc ngành may nói chung có năng suất lao động chưa cao so với các nước khác, kể cả so với doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam nếu tính theo USD, Chủ tịch HĐQT May Hưng Yên nói, các doanh nghiệp FDI làm những mặt hàng chuyên biệt, ví dụ, chuyên làm sơ mi, hàng dệt kim, có thị trường nên chỉ cần 1 năm sau người lao động đã thuần thục. Thậm chí như dự án Hannes-Brands của Mỹ đầu tư tại Hưng Yên chuyên may quần lót nam và áo T-shirt, chỉ cần sau 1 tháng công nhân đã thuần thục.
Việt Nam không có loại hàng đó để làm. Doanh nghiệp Việt Nam hầu như lại phải ăn đong, người ta thuê gì làm nấy dẫn đến tình trạng năng suất lao động của doanh nghiệp dệt may Việt Nam không chuyên môn hóa cao và thường thấp hơn so với doanh nghiệp ở cùng thị trường Việt Nam.
"Bởi thế, nếu cứ nói năng suất lao động Việt Nam thấp cũng không hoàn toàn đúng. Chỉ có điều không thấp tại sao nhiều doanh nghiệp cứ kêu là các phí đóng quá cao, tăng lương như thế quá cao? Các doanh nghiệp hiện nay trả lương theo tỷ lệ doanh thu. Ví dụ, May Hưng Yên trả 60% doanh thu, còn lại 40% để chi cho các khoản như ăn ca, BHXH, các chi phí khấu hao, chi phí quản trị, quản lý...
Nếu bây giờ tăng BHXH lên thì người lao động không còn 60% nữa vì bảo hiểm trước đây người ta tính là 7-8% trên tổng doanh thu, giờ tăng lên khoảng 9%, có nghĩa người lao động bị giảm đi 2%. Năm vừa qua May Hưng Yên có đơn vị trả lương bình quân 7,5 triệu/người/tháng, có đơn vị đạt đến 8,5 triệu/người/tháng, nhưng nếu BHXH tăng thì thu nhập của người lao động sẽ bị thấp đi.
BHXH là vấn đề rất lớn. Hiện nay các nước trong khu vực như Malaysia, BHXH chỉ chiếm 13% trên tổng lương, nhưng Việt Nam đã thu 32,5%, cộng với 2% công đoàn, tức đã thu 34,5%. Điều dó dẫn đến tình trạng thu quá lớn, trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp. Đó là lý do vì sao người ta tranh cãi có tăng lương hay không. Tăng lương tùy thuộc vào năng suất lao động. Năng suất lao động Việt Nam không thấp nhưng tăng không quá 5%/năm trong khi yêu cầu tăng lương mười mấy phần trăm một năm, vượt quá xa năng suất lao động, trái cả về điều kiện thực tế và quy luật phát triển kinh tế", ông Nguyễn Xuân Dương chỉ rõ.
Cũng theo ông Dương, năng suất lao động quốc gia dựa trên GDP chia cho số lao động. Ví dụ, tổng số lao động của Việt Nam là 56 triệu, một năm GDP Việt Nam là 220 tỷ USD, chia cho số lao động trên thì rất thấp, trong khi đó Singapore GDP khoảng 900 tỷ USD chia cho hơn 3 triệu lao động nên năng suất lao động rất cao. Ở Việt Nam thậm chí có 56 triệu lao động nhưng thực tế số người tham gia vào lao động thường xuyên chưa được 20 triệu. Năng suất lao động quốc gia Việt Nam thấp hơn nhiều so với khu vực vì lao động chúng ta có nhưng chẳng làm việc gì, thậm chí có những ngành tham gia nhưng không tạo ra giá trị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét