Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

Đề nghị xóa 13.064 tỉ đồng nợ thuế cho doanh nghiệp

TTO - Trong Báo cáo vừa trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đề nghị xóa là 13.064  tỉ đồng tiền nợ thuế, tiền phạt chậm nộp cho doanh nghiệp.
Theo Bộ Tài chính, đây là tiền nợ thuế của của các doanh nghiệp gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan; tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với doanh nghiệp đã giải thể, phá sản, hộ kinh doanh đã bỏ kinh doanh, do chết, mất tích mà không còn khả năng thu.
Cụ thể, theo bộ Tài chính, hộ kinh doanh có số tiền nợ thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt tính đến cuối năm 2013 là lớn nhất, ước khoảng 9.110 tỷ đồng.
Để được xóa các loại nợ liên quan đến thuế, Bộ Tài chính cho rằng chỉ áp dụng với hộ kinh doanh đã bỏ kinh doanh. Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố quyết định việc xóa nợ sau khi các cơ quan Thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh… xác nhận hộ kinh doanh đã bỏ kinh doanh, xác nhận không còn tài sản, vốn.
Ngoài ra, theo thống kê của Bộ Tài chính, tổng số tiền mà doanh nghiệp chậm nộp do những nguyên nhân khách quan trong thời điểm kinh tế suy giảm từ năm 2013 trở về trước ước khoảng 1.690 tỉ đồng.
Những nguyên nhân khách quan khiến doanh nghiệp gặp khó khăn dẫn đến nợ thuế là bị đối tác phá bỏ hợp đồng; doanh nghiệp phải đi vay với lãi suất cao trên 13,5%/ năm. Doanh nghiệp có dự án đầu tư sản xuất kinh doanh bị kéo dài, bị tăng chi phí do điều chỉnh các nội dung trong giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước. Đây là biện pháp để góp phần hỗ trợ người nộp thuế tiếp tục có cơ hội kinh doanh.
Tuy nhiên, để được xóa nợ tiền thuế mà doanh nghiệp chậm nộp, Bộ Tài chính cũng đề nghị chỉ áp dụng với những đơn vị nộp đủ số thuế nợ trước ngày 31-12 năm nay. Riêng những doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì không được xoá nợ tiền chậm nộp thuế.

Previous Next RSS Nội dung cần tìm Cẩn trọng với hợp đồng mua bán nhà “trên giấy”

TT - Đã xảy ra nhiều trường hợp khách mua nhà không được cấp giấy chủ quyền hoặc nguy cơ bị phát mãi nhà do chủ đầu tư đã đem dự án thế chấp ngân hàng.
Cẩn trọng với hợp đồng mua bán nhà “trên giấy”
Mấy năm nay cư dân chung cư Rubyland (Q.Tân Phú) không được cấp giấy chủ quyền nhà vì chủ đầu tư đã đem dự án đi thế chấp ngân hàng - Ảnh: Tiến Long
Bài “Đem nhà đã bán đi “cắm” cho ngân hàng” đăng trên Tuổi Trẻ ngày 22-2 phản ánh một thực trạng vẫn xảy ra lâu nay mà người mua thường chịu thiệt. Khi không thực hiện đúng lời hứa để khách hàng có thể được cấp giấy chủ quyền hợp pháp, chủ đầu tư rõ ràng đã có lỗi. 
Tuy nhiên, nếu nhìn nhận nhiều chiều thì rủi ro còn do người mua cả tin nên có giao dịch không phù hợp quy định của pháp luật.
Vì muốn huy động vốn sớm trước khi thực hiện xong các yêu cầu cho phép nên các chủ đầu tư dự án không thể chọn các loại hợp đồng “góp vốn”, “hợp tác đầu tư” hay “mua bán nhà hình thành trong tương lai” để ký kết với khách hàng.
Phổ biến là họ đề nghị giao kết luôn hợp đồng mua bán nhà, đất khi dự án chưa “động đậy” gì trên thực tế, nói gọn là còn trên giấy.
Về phía khách hàng, vì muốn được sở hữu, sử dụng nhà, đất phù hợp với khả năng thanh toán của mình và không quan tâm nhiều đến các yếu tố pháp lý cần thiết nên đã đồng ý ký kết hợp đồng này.
Trong khi đó, để được ngân hàng cho vay vốn thông qua việc ký hợp đồng thế chấp đất thì chủ đầu tư buộc phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Do làm đúng quy định và không bị bắt buộc phải xem xét đến các giao dịch khác của chủ đầu tư nên khi có tranh chấp xảy ra thì hợp đồng nhận thế chấp đất của ngân hàng thường được tòa án công nhận là hợp pháp.
Ngược lại, hợp đồng mua bán nhà, đất “trên giấy” giữa chủ đầu tư với khách hàng (ngay cả khi có trước hợp đồng thế chấp đất với ngân hàng) vì không phù hợp quy định của pháp luật về nội dung lẫn hình thức giao dịch nên có thể bị tòa án tuyên vô hiệu.
Đây là lý do mà người mua nhà, đất dự án không làm được giấy chủ quyền nếu chủ đầu tư không thương lượng được việc trả nợ để ngân hàng giao lại sổ đỏ, hoặc có nguy cơ bị phát mãi nhà, đất để thi hành án cho ngân hàng theo phán quyết của tòa án.
Công bằng mà nói thì không phải chủ đầu tư nào cũng có ý gian dối để chiếm đoạt tiền của khách hàng. Cũng không phải ai mua nhà, đất trên giấy đều bị vạ lây.
Ấy thế, với các trường hợp không suôn sẻ được đề cập trong bài báo cộng với các lưu ý pháp lý vừa nêu, xem ra lời khuyên cần hết sức cẩn trọng khi mua bán nhà, đất trong dự án không phải là thừa.

Ăn xin kiếm rất nhiều tiền, buộc họ chuyển "nghề" được không?

TTO - Làm vài lần rồi bỏ, sao dẹp được nạn ăn xin? Xen lẫn niềm vui, nhiều bạn đọc đã đặt ra câu hỏi như vậy trước thông tin quản lý người ăn xin ở khu vực trung tâm TP. 
Ăn xin kiếm rất nhiều tiền, buộc họ chuyển "nghề" được không?
Nhiều tuyến đường tại TP.HCM vào buổi tối xuất hiện liên tiếp các trường hợp người ăn xin, ngủ lang thang - Ảnh: Mạnh Khang 
Bởi đây không phải là lần đầu tiên lãnh đạo TP đặt ra yêu cầu này. Năm 1997, UBND TP đã ra chỉ thị 44 nhằm giải quyết tình trạng người lang thang xin ăn trên địa bàn TP.
Tháng 5-2009, một kế hoạch với 8 nội dung thực hiện cũng được UBND TP ban hành kèm theo quyết định số 2606/QĐ-UBND nhằm giải quyết thực trạng trên.
Mới đây, vào tháng 12-2014, TP.HCM đã mở đợt ra quân đưa người lang thang, ăn xin vào các trung tâm bảo trợ xã hội. Mục tiêu đề ra là trước Tết Nguyên đán 2015, TP cơ bản không còn người ăn xin.
Tuy nhiên, hơn một năm sau, hằng ngày, người dân TP.HCM vẫn bắt gặp cảnh người lớn lẫn trẻ em ngồi xin ăn tại nhiều góc đường.
TP.HCM cần nỗ lực gấp nhiều lần
Bộ LĐ-TB&XH từng nhiều lần gửi công văn đến các tỉnh, thành phố yêu cầu lên danh sách, tập trung người lang thang, xin ăn vào các trung tâm bảo trợ xã hội nhằm đảm bảo an ninh trật tự, mỹ quan đô thị.
Tuy nhiên, nhiều địa phương trong đó có TP.HCM chỉ thực hiện theo từng chiến dịch hoặc dịp gần lễ, tết. Đà Nẵng là địa phương duy nhất triển khai quyết liệt.
Chị Thu Hồng (Q.Thủ Đức, TP.HCM) cho rằng: “TP cần có phương án để duy trì các biện pháp, tránh tình trạng “bắt cóc bỏ đĩa”, làm vài đợt rồi thôi nên cứ tái diễn lại, không hiệu quả”.
Bạn đọc Lê Nguyên cho rằng Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng và lãnh đạo TP cũng như lãnh đạo các quận, huyện phải đồng lòng, quyết tâm, “nói đi đôi với làm” thì mới giải quyết được tình hình.
Anh Tuấn Trung (Q.8, TP.HCM) nhận xét: “TP.HCM có quy mô đô thị lớn hơn và phức tạp hơn nhiều so với Đà Nẵng cũng như các địa phương khác. Vì vậy, nếu các địa phương khác phải cố gắng một thì lãnh đạo và người dân TP.HCM phải nỗ lực gấp nhiều lần”.
Khó tập trung người ăn xin
Ths Xã hội học Phạm Thị Thúy cho biết mỗi quận huyện trong TP lại có sự phát triển về kinh tế, văn hóa khác nhau. Một quận có thể tương đương một đô thị ở các địa phương khác.
Bà Thúy cho rằng: “Cơ hội kiếm tiền của người ăn xin ở TP.HCM rất cao. Nhiều người ăn xin có rất nhiều tiền. Do vậy, mối lợi sẽ hấp dẫn những người lười lao động vào TP.HCM xin ăn”.
Khẳng định các năm qua TP đã có nhiều giải pháp để giải quyết tình trạng người xin ăn tràn lan, ông Phạm Đức Trung - phó trưởng Phòng LĐ-TB&XH quận Thủ Đức (TP.HCM) thừa nhận vẫn chưa giải quyết căn cơ vấn đề.
Theo ông Trung,  rất nhiều trường hợp sau khi được hỗ trợ dạy nghề, đưa về địa phương lại trở về nghề cũ vì thích nhàn nhã. Việc tập trung người xin ăn vì thế cứ luẩn quẩn.
TS tâm lý Bùi Hồng Quân (Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) cho rằng, TP là địa phương rất phát triển nên ngoài những đối tượng giả dạng ăn xin, có rất nhiều người khó khăn thật sự lẫn người từ các nước lân cận như Campuchia đổ về để lang thang kiếm sống hoặc xin ăn.
Xét về tâm lý, bên cạnh những đối tượng cảm thấy hài lòng khi được đưa vào trung tâm bảo trợ xã hội có chỗ ăn, chỗ ngủ, chỗ học nghề, nhiều người lại cảm thấy gò bó, tìm cách trở lại cuộc sống bên ngoài và hành nghề cũ.
TS Hồng Quân cho biết hiện nay, nhiều người ăn xin giả dạng bán tăm bông, vé số nên việc phát hiện và quản lý thật sự khó khăn. 
Ăn xin kiếm rất nhiều tiền, buộc họ chuyển "nghề" được không?
Người nằm bên đường, vừa bán vé số, vừa xin ăn - Ảnh: Mạnh Khang
Khó nhưng không phải không thể
ThS Phạm Thị Thúy cho rằng công tác đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm cho người lang thang, xin ăn thời gian qua thực hiện chưa sát sao.
“Đồng ý là chúng ta đã đào tạo nghề cho họ nhưng có đảm bảo rằng họ xin được việc làm và sống được bằng nghề đã đào tạo không? Hay đào tạo xong thì một thời gian sau họ phải trở lại nghề cũ?”, bà Thúy đặt vấn đề.
Theo bà Thúy, số người lười lao động để xin ăn là rất ít. Ai cũng có lòng tự trọng, chỉ khi nào họ cùng đường, không có điều kiện làm việc thì mới phải xin ăn.
TS xã hội học Trịnh Hòa Bình - Giám đốc Trung tâm Dư luận xã hội (Viện Hàn lâm khoa học xã hội VN) cho rằng: “Chúng ta có đủ điều kiện để xây dựng những trung tâm, khu an sinh, hỗ trợ người lang thang, ăn xin bền vững”.
Tuy nhiên, ông Bình nhấn mạnh, đây không là câu chuyện ngày một ngày hai nhưng khó khăn không phải không thực hiện được. Từ trước đến nay, chưa có việc nào chúng ta làm đến nơi đến chốn do sự khác biệt giữa lời nói, chỉ đạo đến các giải pháp thực hiện và sự làm theo của toàn hệ thống chính trị.
Nói đến quản lý người lang thang, xin ăn là nói đến sự đồng bộ, nghiêm túc và quyết liệt trong thực hiện. Muốn họ không ăn xin thì phải an sinh họ, tức là cơ quan ban ngành còn phải nghĩ đến cả gia đình và các mối quan hệ xã hội của họ…
“Bằng sự quyết liệt của Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng cùng cơ quan ban ngành và người dân, tôi nghĩ chúng ta có thể giải quyết được vấn nạn này”- ông Bình khẳng định.
Nhiều đề xuất nhằm quản lý người lang thang, ăn xin
Một phó chủ tịch UBND quận 1, TP.HCM cho biết với chỉ đạo của lãnh đạo TP về việc gom người ăn xin, lang thang ở những quận trung TP, UBND Q.1 kiến nghị có qui định chặt chẽ hơn về việc bảo lãnh những đối tượng này ra khỏi trung tâm bảo trợ.
Thời gian qua, nhiều người ăn xin, lang thang được vào trung tâm bảo trợ xã hội một thời gian thì được bảo lãnh ra ngoài rồi tiếp tục quay lại con đường cũ và họ tiếp tục đi ăn xin.
Ông Phạm Đức Trung - phó trưởng Phòng LĐ-TB&XH quận Thủ Đức (TP.HCM) cho rằng việc lắp camera quản lý sẽ có hiệu quả hơn trong công tác quản lý người ăn xin.
Ngoài ghi nhận, theo dõi người xin ăn, camera còn có thể theo dõi tình hình an ninh trật tự, ma túy, mại dâm. Hiện nay, tại một số phường, xã việc lắp đặt camera được thực hiện theo phương thức xã hội hóa.
D.NGỌC HÀ - VŨ THỦY
Đà Nẵng: Đưa người ăn xin về các trung tâm thường xuyên, liên tục
Từ cuối năm 2000, Đà Nẵng đã triển khai nhiều biền pháp nhằm thực hiện đề án Không có người lang thang ăn xin.
Theo đó, ngành LĐ-TB&XH Đà Nẵng phối hợp với Công an thành phố tổ chức tập trung người lang thang, xin ăn thường xuyên và liên tục: Giải quyết tốt các chính sách an sinh xã hội; tăng cường công tác đăng ký, quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, trọng tâm là đối tượng từ các địa phương khác đến tạm trú; tăng cường lực lượng dân phòng, thanh niên xung kích, công an bảo vệ ở những nơi công cộng, đặc biệt vào ban đêm; thực hiện chế độ thưởng tiền cho người dân tham gia phát hiện, giữ đối tượng và thông báo về đường dây nóng; phối hợp liên tịch giải quyết với các tỉnh lân cận… Lãnh đạo thành phố còn tổ chức gặp mặt, đối thoại để thuyết phục các đối tượng này.
MẠNH KHANG

Đưa tiền đa cấp, biết đòi ở đâu?

TTO - Không chỉ vỡ mộng làm giàu, nhiều người còn có nguy cơ mất trắng từ vài chục đến vài trăm triệu đồng mà họ đưa cho các công ty đa cấp bất chính.
Đưa tiền đa cấp, biết đòi ở đâu?
Hệ thống kinh doanh đa cấp của Công ty CP Liên kết sản xuất thương mại VN (Công ty Liên kết Việt) đã lôi kéo được hơn 45.000 người tham gia
Với hàng loạt chi nhánh tại các tỉnh, thành phố, hệ thống kinh doanh đa cấp của Công ty CP Liên kết sản xuất thương mại VN (Công ty Liên kết Việt) đã lôi kéo được hơn 60.000 người tham gia ở 27 tỉnh thành.
Cơ quan công an đã khởi tố và bắt tạm giam nhóm điều hành công ty về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhiều người đang rất lo lắng bởi số tiền mà họ đưa vào để được tham gia hệ thống bán hàng không biết sẽ về đâu.
Qua xác minh tại ngân hàng, số dư trên tài khoản của Chủ tịch HĐQT công ty chỉ còn hơn 45,5 tỷ đồng so với tổng thu gần 2.000 tỷ đồng từ đầu năm 2014 đến tháng 7-2015.
Trao đổi với TTO, anh Hồng Minh (Cần Thơ) cho rằng: “Đây chỉ là một công ty đa cấp bất chính bị xử lý thôi. Vẫn có nhiều công ty khác đang có hoạt động tương tự Liên kết Việt nhưng chưa bị phát hiện. Những người tham gia đa cấp vì muốn lấy lại số tiền mình đã bỏ ra sẽ tiếp tục mời gọi người khác. Người này lừa người kia, cứ thế kéo dài”.
Anh Tuấn Trung (Bến Tre) cho biết một số công ty từng đến địa phương của anh để giới thiệu các sản phẩm được cũng cho là do Bộ Quốc phòng sản xuất. “Họ còn phối hợp với các lãnh đạo thôn ấp để tổ chức hẳn một buổi họp dân. Người dân nghe vậy thì cứ tin theo”- anh Tuấn nói.
Cơ quan cảnh sát điều tra vừa làm rõ, thực tế tổng số tiền mua năm mặt hàng để kinh doanh gồm máy khử độc ozone và bốn loại thực phẩm chức năng của công ty này là gần 7,1 tỉ đồng; số hàng đã bán là hơn 9,6 tỉ đồng nhưng số tiền thu của 60.000 người là 1.900 tỉ đồng.
Như vậy Công ty Liên kết Việt đã lợi dụng việc bán hàng đa cấp để chiếm đoạt tiền của khách hàng. Trong số tiền 1.900 tỉ đồng nêu trên, Liên kết Việt đã sử dụng để chi hoa hồng trên 65% doanh thu.
LÂM HOÀI

TP.HCM: bầu 105 đại biểu HĐND khóa mới

TT - Số lượng đại biểu được bầu là 105 đại biểu HĐND. Có 35 đơn vị bầu cử, mỗi đơn vị được bầu 3 đại biểu. 
Ủy ban bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND TP.HCM nhiệm kỳ 2016-2021 vừa công bố số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử và số đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu HĐND TP nhiệm kỳ 2016-2021.
Theo đó, số lượng đại biểu được bầu là 105 đại biểu HĐND. Có 35 đơn vị bầu cử, mỗi đơn vị được bầu 3 đại biểu.
Một số quận huyện có hai đơn vị bầu cử: Q.8, Q.12, Bình Tân, Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Bình, Tân Phú, Thủ Đức, Bình Chánh, Củ Chi và Hóc Môn. Còn lại mỗi quận huyện có một 
đơn vị bầu cử.
* Ủy ban MTTQ TP Hà Nội vừa hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị tiến hành giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân bổ số lượng người giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp thực hiện theo các bước: họp ban lãnh đạo cơ quan, đơn vị để dự kiến người giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND TP, cấp huyện, xã; tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhận xét của cử tri nơi công tác hoặc làm việc đối với người dự 
kiến giới thiệu ứng cử.
Trên cơ sở lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của hội nghị cử tri nơi công tác hoặc nơi làm việc của người được giới thiệu ứng cử, tổ chức hội nghị mở rộng để thảo luận, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND.
Ủy ban bầu cử TP Hà Nội cho biết theo thống kê, đến thời điểm này toàn TP có dân số gần 7,5 triệu người, chưa kể sinh viên, công nhân các khu công nghiệp và quân đội.
Với phân bổ Hà Nội được bầu 30 đại biểu Quốc hội tại 10 đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu 105 đại biểu HĐND TP tại 30 đơn vị bầu cử, Ủy ban bầu cử TP Hà Nội thống nhất sẽ có 17 đơn vị được bầu 3 đại biểu, 11 đơn vị bầu 4 đại biểu và 2 đơn 
vị bầu 5 đại biểu.

​Lý Hoàng Nam lên hạng 884 thế giới Nhiều nơi khởi động 
Tháng thanh niên Chất lượng sống tốt hơn từ những việc nhỏ Hôm nay 29-2 phát hành Cẩm nang tuyển sinh ĐH, CĐ 2016 1 Ngày “siêu thứ ba” quan trọng của nước Mỹ Previous Next RSS Nội dung cần tìm TP.HCM: bầu 105 đại biểu HĐND khóa mới

TT - Số lượng đại biểu được bầu là 105 đại biểu HĐND. Có 35 đơn vị bầu cử, mỗi đơn vị được bầu 3 đại biểu. 
Ủy ban bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND TP.HCM nhiệm kỳ 2016-2021 vừa công bố số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử và số đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu HĐND TP nhiệm kỳ 2016-2021.
Theo đó, số lượng đại biểu được bầu là 105 đại biểu HĐND. Có 35 đơn vị bầu cử, mỗi đơn vị được bầu 3 đại biểu.
Một số quận huyện có hai đơn vị bầu cử: Q.8, Q.12, Bình Tân, Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Bình, Tân Phú, Thủ Đức, Bình Chánh, Củ Chi và Hóc Môn. Còn lại mỗi quận huyện có một 
đơn vị bầu cử.
* Ủy ban MTTQ TP Hà Nội vừa hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị tiến hành giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân bổ số lượng người giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp thực hiện theo các bước: họp ban lãnh đạo cơ quan, đơn vị để dự kiến người giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND TP, cấp huyện, xã; tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhận xét của cử tri nơi công tác hoặc làm việc đối với người dự 
kiến giới thiệu ứng cử.
Trên cơ sở lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của hội nghị cử tri nơi công tác hoặc nơi làm việc của người được giới thiệu ứng cử, tổ chức hội nghị mở rộng để thảo luận, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND.
Ủy ban bầu cử TP Hà Nội cho biết theo thống kê, đến thời điểm này toàn TP có dân số gần 7,5 triệu người, chưa kể sinh viên, công nhân các khu công nghiệp và quân đội.
Với phân bổ Hà Nội được bầu 30 đại biểu Quốc hội tại 10 đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu 105 đại biểu HĐND TP tại 30 đơn vị bầu cử, Ủy ban bầu cử TP Hà Nội thống nhất sẽ có 17 đơn vị được bầu 3 đại biểu, 11 đơn vị bầu 4 đại biểu và 2 đơn 
vị bầu 5 đại biểu.

Được nhờ đi “dằn mặt”, đánh nhầm công an cải trang

TTO - Sau khi cùng nhóm giang hồ chặn đánh nhầm các công an cải trang đang làm nhiệm vụ, Nguyễn Xuân Lam bỏ trốn lệnh truy nã đến 6 năm sau thì bị bắt lại.
Được nhờ đi “dằn mặt”, đánh nhầm công an cải trang
Đối tượng “đánh nhầm” công an cải trang bị bắt sáng 28-2 sau 6 năm bị truy nã - ẢNH: BÁ SƠN
Ngày 28-2, Công an tỉnh Bình Dương đã bắt giữ Nguyễn Xuân Lam - 37 tuổi, thường trú tại P.Phú Hòa, TP.Thủ Dầu Một khi đang lẩn trốn lệnh truy nã tại xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, TP.HCM.
Theo Công an tỉnh Bình Dương, tối 26-2-2010, Lam được Trần Phi Long (ngụ TP.Thủ Dầu Một) nói có người đang theo dõi vợ mình nên nhờ Lam đi “đánh dằn mặt” những người đang theo dõi này.
Nhận lời, Lam cùng với Long và 6 đối tượng khác hùng hổ đi tìm kiếm những người được cho là đang theo dõi vợ của Long.
Khi đến ngã tư Tân Lập, thuộc P.Phú Cường, TP.Thủ Dầu Một (gần chùa Bà tỉnh Bình Dương), các đối tượng này thấy một nhóm 5 người, gồm 1 cán bộ công an TP.Thủ Dầu Một và 4 cán bộ Công an tỉnh Bình Dương đang mặc thường phục để làm nhiệm vụ bảo vệ lễ hội rằm tháng Giêng.
Tưởng nhầm nhóm công an cải trang trên là những người đang theo dõi vợ của Long nên nhóm của Lam, Long lập tức xông vào ép xe các công an và ra tay hành hung.
Người bị nhóm này đánh nặng nhất là anh Đậu Đình Hùng (cán bộ Công an TP.Thủ Dầu Một) bị đánh bằng mũ bảo hiểm tới gãy xương mũi.
Các đối tượng trong nhóm của Lam đều bị bắt ngay sau đó, riêng Lam bỏ trốn. Công an tỉnh Bình Dương đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và truy nã, bắt được Lam sau 6 năm bỏ trốn.
Theo hồ sơ, Lam từng có một tiền án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Phó chánh thanh tra suốt hai tháng không đến nhiệm sở

TTO - Ngày 27-2, Sở Công thương Đắk Lắk xác nhận đã có quyết định cho thôi việc đối với ông Trần Nguyên Đức - nguyên phó chánh thanh tra Sở - vì suốt hai tháng không đến nhận nhiệm vụ.
​Phó chánh thanh tra suốt hai tháng không đến nhiệm sở
Ông Trần Nguyên Đức (bìa phải) - khi đang là chi cục phó Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk lắk trong một vụ bắt mũ bảo hiểm giả, nhái tại thị xã Buôn Hồ tháng 1-2015 - Ảnh: LINH ĐAN
Ông Phạm Thái, giám đốc Sở Công Thương Đắk Lắk, cho biết ông Đức về Sở từ năm 2008 và giữ chức vụ phó chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk.
Do yêu cầu luân chuyển cán bộ khỏi lĩnh vực nhạy cảm (ông Đức đã công tác nhiều năm trong mảng quản lý thị trường) nên ông Đức được sở điều chuyển về Thanh tra sở từ ngày 1-1.
“Tuy nhiên suốt từ đó đến nay ông Đức chưa đến cơ quan ngày nào. Sau đó ông Đức nhờ vợ đưa đơn xin nghỉ việc theo chế độ với lý do sức khỏe và gia đình. Sở đã họp xem xét và mời lên để tìm hiểu nguyện vọng nhưng ông Đức vẫn vắng mặt, không liên lạc qua điện thoại được” - ông Thái nói.
Một lãnh đạo tại Chi cục Quản lý thị trường Đắk Lắk (cơ quan cũ của ông Đức) - cho biết, khi còn công tác tại Chi cục, ông Đức có nhiều điều tiếng liên quan đến tiền bạc, nợ nần.
* Kỷ luật năm cán bộ quản lý thị trường “vòi tiền bác sĩ”
Sở Công Thương Đắk Lắk cũng đã ra quyết định xử lý kỷ luật năm cán bộ, nhân viên Đội quản lý thị trường số 4 vì liên quan đến việc vòi tiền của một bác sĩ tại huyện Krông Năng (Đắk Lắk).
Theo đó, đội trưởng Đội 4 bị kỷ luật mức khiển trách, đội phó bị cách chức, những người khác bị hạ bậc lương, kiểm điểm và kỷ luật mức cảnh cáo. Tất cả đều được chuyển về văn phòng Chi cục Quản lý thị trường công tác.
Trước đó, trong quá trình kiểm tra tại phòng khám ngoài giờ của bác sĩ Y Thim Mlô (trạm trưởng Trạm y tế xã Dliêya, Krông Năng) tại xã Dliêya, năm cán bộ thuộc Đội quản lý thị trường số 4 đã “vòi vĩnh” và lấy của bác sĩ này hai triệu đồng.
Tất cả các hành vi của nhóm cán bộ bị camera an ninh ghi lại được, bác sĩ Y Thim cũng làm đơn tố cáo.

Đề nghị truy tố cán bộ phường "bảo kê" xây nhà trái phép

TT - Bùi Đức Thọ (nguyên cán bộ quản lý đô thị P.12) và chủ thầu Lê Văn Hiệu bị đề nghị truy tố tội “môi giới hối lộ” liên quan việc nhận tiền để “lo” cho xây nhà trái phép.
Đề nghị truy tố cán bộ phường "bảo kê" xây nhà trái phép
Bùi Đức Thọ bị công an TP Vũng Tàu bắt chiều 23-9 - Ảnh: Đ.Hà
Ngày 27-2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết vừa có kết luận điều tra, đề nghị Viện KSND TP Vũng Tàu truy tố Bùi Đức Thọ và Lê Văn Hiệu như trên.
Trước đó, tháng 8-2015, sau khi được anh Hoàng Văn Hóa (P.12) liên lạc nhờ lo lót và bao luôn xây nhà tại mảnh đất nông nghiệp trên đường Đô Lương, Hiệu đã điện thoại cho Thọ và được cán bộ đô thị này ra giá 30 triệu đồng.
Ngày 21-8-2015, sau khi lấy 27 triệu đồng từ anh Hóa, Hiệu đã gặp và đưa số tiền này cho Thọ.
Tuy nhiên khi Hiệu đang xây nhà cho anh Hóa thì bị cán bộ đô thị P.12 đến lập biên bản và sau đó 
bị UBND phường ra quyết định đình chỉ thi công.
Thấy không lo được, vài ngày sau Thọ hẹn Hiệu ra để trả lại 27 triệu đồng nhưng anh Hóa đã làm đơn tố cáo hành vi của Thọ và Hiệu ra cơ quan công an.
Quá trình điều tra cho thấy ngoài căn nhà của anh Hóa, Thọ còn nhận tiền của sáu hộ khác để “bảo kê” xây nhà trái phép và Thọ biết có 16 căn nhà trái phép trên đã được xây dựng nhờ có sự “chung chi” của chủ nhà cho cán bộ đô thị và lãnh đạo phường.
Trên thực tế, hơn 20 căn nhà hiện đang tồn tại. Tuy nhiên khi làm việc, những chủ căn nhà này không thừa nhận đã đưa tiền cho cán bộ chức năng và lãnh đạo phường, chỉ một hộ thừa nhận có chung chi 10 triệu đồng nhưng không nhớ đưa cán bộ nào.
Cơ quan công an đã làm việc với các cán bộ có liên quan trong lời khai của Thọ nhưng tất cả đều không thừa nhận.

Ba trục trặc của TP. HCM, một đại đô thị khu vực

TTCT - TP Hồ Chí Minh - một megacity (đại đô thị) của khu vực - đang đối diện ba vấn đề then chốt khiến đô thị này chưa thể bật lên như mong đợi. 
Ba trục trặc của TP. HCM, một đại đô thị khu vực
TPHCM luôn là đầu tàu, đi trước và đột phá của cả nước . Ảnh Hữu Khoa.
​Đó là bài toán đặt ra cho thế hệ chính khách mới của thành phố, đòi hỏi lời giải tầm chiến lược với những chính sách dài hạn và hiệu quả, vận hành đô thị theo một cấu trúc gồm đại diện chính quyền, các hiệp hội doanh nghiệp và các tổ chức xã hội đại diện cho những tiếng nói khác nhau.
Sau ba thập kỷ đổi mới, dù còn rất nhiều trục trặc và hạn chế nhưng ở trong nước, TP.HCM luôn giữ được vị trí tiên phong. TP.HCM thuộc số ít địa phương có được thành quả phát triển và sử dụng nguồn lực hiệu quả nhất Việt Nam.
Tuy nhiên, nhìn ra bên ngoài, so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực thì khoảng cách vẫn còn rất xa. Có ba vấn đề then chốt làm cho TP.HCM không thể bật lên gồm: 1) nguồn lực được giữ lại quá ít; 2) đội ngũ công chức thiếu động cơ và công cụ hữu hiệu; 3) chưa bao giờ có chiến lược hay tầm nhìn phát triển dài hạn một cách rõ ràng (hệ quả của hai vấn đề trước).
Vị trí của TP.HCM
Dù chỉ chiếm khoảng 10% dân số và 0,6% diện tích, nhưng TP.HCM đã tạo ra khoảng 20% GDP, 30% số thu ngân sách, thu hút 20% nguồn vốn FDI của cả nước. Khoảng cách với Hà Nội - địa phương tương đương về quy mô dân số và diện tích - rất xa: nền kinh tế TP.HCM vượt trội hẳn trên các chỉ tiêu GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn), thu ngân sách, kim ngạch xuất khẩu (xem bảng) và thu hút FDI. Trong giai đoạn 1995-2014, dân số thành phố đã tăng 72%, trong khi Hà Nội chỉ tăng 45%. Tính số tuyệt đối thì mức tăng của TP.HCM gấp rưỡi Hà Nội.
Tuy nhiên, nhìn ra bên ngoài và ở góc độ phát triển hướng tới một đô thị thịnh vượng được thể hiện qua hai tiêu chí là cạnh tranh và đáng sống, cho dù về vị trí địa lý, quy mô dân số và diện tích cũng như lịch sử hình thành không có nhiều khác biệt, nhưng TP.HCM có vị trí thấp nhất so với 12 thành phố trong khu vực (Tokyo, Hong Kong, Singapore, Seoul, Bắc Kinh, Thượng Hải, Đài Bắc, Kuala Lumpur, Bangkok, Mumbai, Jakarta và Manila) - nhóm có thể xem là đối thủ cạnh tranh hay mục tiêu hướng đến với khoảng cách về trình độ phát triển cũng như môi trường sống vẫn còn rất xa.
Ba trục trặc của TP. HCM, một đại đô thị khu vực
Hình 1: Chi ngân sách của TPHCM và Hà Nội 2008-2015 -(Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu thống kê chính thức)
3 trục trặc chính
Thứ nhất, ngân sách được giữ lại quá ít.
Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Singapore và Trung Quốc đã trở nên phát triển nhờ tập trung nguồn lực cho những vùng đô thị có tiềm năng tạo ra nhiều giá trị gia tăng và việc làm. Rất tiếc, điều này chưa được xem xét một cách thấu đáo ở Việt Nam.
Trong rất nhiều năm qua, ngân sách của TP.HCM (gồm cả các khoản ghi thu ghi chi qua ngân sách và vốn ODA) chỉ bằng khoảng 10% GRDP. Tỉ lệ này chỉ bằng 1/2 Thượng Hải, Bắc Kinh hay Hong Kong và 2/3 Singapore, trong khi chi ngân sách của Việt Nam lên đến 29% GDP, gấp đôi Singapore, gấp 1,5 lần Trung Quốc và Hong Kong.
Bảng bên cho thấy số chi ngân sách tuyệt đối của TP.HCM chỉ bằng khoảng 90% Hà Nội và so với tỉ lệ GRDP thì chỉ bằng một nửa (19% so với 10%).
Hơn thế, đầu tư của các cơ quan ở trung ương tại Hà Nội rất lớn. Hà Nội cùng các vùng xung quanh được nhận nhiều vốn ODA hơn hẳn. Trong khoảng 700km đường cao tốc đã được xây trên cả nước, TP.HCM chỉ có khoảng 100km, còn lại phần lớn ở quanh Hà Nội.
Thứ hai, đội ngũ công chức thiếu động cơ và công cụ hữu hiệu. Với cơ chế đánh giá và bổ nhiệm cán bộ dường như theo nguyên tắc “không sai” chứ không phải “hiệu quả tổng thể” cộng với việc không phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn đã làm triệt tiêu phần lớn khả năng sáng tạo của cán bộ.
Thêm vào đó, số liệu thống kê không đủ độ tin cậy làm cơ sở cho việc hoạch định và đánh giá chính sách, công tác quy hoạch và lập kế hoạch không thể hiện được vai trò cần thiết làm cho việc đưa ra các chiến lược phát triển dài hạn hợp lý và có tính khả thi trở nên bất khả thi.
Thứ ba, TP.HCM chưa bao giờ có chiến lược hay tầm nhìn phát triển dài hạn một cách rõ ràng do eo hẹp về nguồn lực, thiếu động cơ và quan hệ giằng co trung ương - địa phương.
“Báo cáo đánh giá năng lực cạnh tranh của các thành phố” của Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2014 đã chỉ ra tầm quan trọng của tầm nhìn và chiến lược dài hạn cho sự thành công. TP.HCM đang thiếu điều này.
Giai đoạn 1975-1985 thường được nhắc đến như một trong những thời gian năng động nhất của TP.HCM trong bốn thập kỷ qua, nhưng trên thực tế thành phố lúc đó cũng chỉ tập trung vào việc “chạy gạo”. Việc ông Mai Chí Thọ tự nhận là “chủ tịch gạo” đã hàm ý về việc chỉ có thể lo nhu cầu trước mắt của thành phố mà khó làm được những việc mang tính dài hạn.
Từ khi đổi mới đến nay, cách làm việc về cơ bản của TP.HCM vẫn tập trung vào sự vụ. Do không gian ngân sách và quyền tự chủ quá hạn hẹp nên thành phố không thể chủ động hoạch định chiến lược dài hạn, một thời lượng rất lớn của cả bộ máy phải dành cho việc “xin” trung ương cho thêm nguồn lực để ứng phó những vấn đề trước mắt.
Tất nhiên, công bằng mà nói, những kết quả hiện nay của TP.HCM là hiện thân của nỗ lực rất lớn và thành phố vẫn đang là nơi sử dụng nguồn lực hiệu quả, tạo ra giá trị cao nhất tính trên một đồng vốn của cả nước kể từ khi đổi mới đến nay. Những gì mà TP.HCM cần để có thể trở nên cạnh tranh hơn chính là cơ chế để tạo động cơ khuyến khích và nguồn lực được giữ lại để có cơ sở hình thành tầm nhìn chiến lược và mục tiêu dài hạn.
Dường như đã nhận ra các trục trặc này, thời gian qua TP.HCM đã có những sự chuẩn bị cần thiết cả về chiến lược phát triển và nhân sự cho giai đoạn tiếp theo. Văn kiện đại hội X của Đảng bộ thành phố do những người am hiểu địa phương này soạn thảo.
Trong đó, khi xác định đường hướng phát triển, cách tiếp cận hiện đại mà nhiều thành phố trên thế giới đã và đang áp dụng hết sức thành công với hai mục tiêu trở thành một thành phố cạnh tranh và đáng sống đã được đưa ra. Yếu tố nghĩa tình - nét đẹp của văn hóa và truyền thống của TP.HCM - được đưa vào và đây là điều hết sức quan trọng trong bối cảnh không ít người quên hoặc cố tình quên công sức của những thế hệ đi trước.
Liên kết vùng - một trong những vấn đề cực kỳ quan trọng cho sự phát triển không chỉ của TP.HCM mà của cả vùng và Việt Nam - đã được đặt ra, được người đứng đầu chính quyền thành phố chuyển đi trong tham luận tại Đại hội Đảng XII.
Cách thức vận hành đô thị
Các hoạt động trong một đô thị rất phức tạp, nhu cầu và bức xúc của người dân là rất đa dạng. Tuy nhiên, khả năng của khu vực công lại rất giới hạn và không một tổ chức hay cá nhân đơn lẻ nào có thể giải quyết rốt ráo các vấn đề. Do vậy, các đô thị cần được vận hành theo một cấu trúc hay liên minh gồm: đại diện chính quyền, các hiệp hội doanh nghiệp và các tổ chức xã hội đại diện cho những tiếng nói khác nhau.
Giải quyết các vấn đề liên quan là vai trò của các hiệp hội và các tổ chức xã hội chứ không phải của các doanh nghiệp hay cá nhân đơn lẻ. Ví dụ, việc sản xuất và tiêu thụ rau sạch cho Tokyo chẳng hạn, là thỏa thuận giữa hiệp hội của hai bên dựa trên các quy định và chế tài của chính quyền (và sự hỗ trợ nếu có), chứ không phải giữa người dân với cá nhân các doanh nghiệp. Nếu người dân và doanh nghiệp tự thương lượng thường dẫn đến nhiều trục trặc mà việc tiêu thụ sữa ở Củ Chi là một điển hình.
Trong bảy chương trình đột phá, giải quyết nhu cầu hạ tầng giao thông dựa trên hệ thống vận tải công cộng và phát triển gắn với chỉnh trang đô thị với đột phá Thủ Thiêm là hai vấn đề then chốt mà nếu được giải quyết sẽ tạo ra nền tảng quan trọng cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh và tính đáng sống của TP.HCM.
Thêm vào đó, liên kết vùng cũng phải là một ưu tiên quan trọng vì chỉ có TP.HCM mới có thể lĩnh ấn tiên phong vấn đề này. Để đạt được các mục tiêu này, việc quan trọng đầu tiên là sự thống nhất và đồng lòng trong đội ngũ điều hành thành phố hiện nay. ■
Điều hành địa phương như một doanh nghiệp hay người đứng đầu địa phương hành động như tổng giám đốc (CEO) đã mang lại những thành công ở một số nơi. Có thể kể tới cựu thị trưởng Seoul Lee Myung-bak và cựu thống đốc bang Massachusetts Mitt Romney.
Với kinh nghiệm điều hành Tập đoàn Hyundai cùng biệt danh “máy ủi” trong gần hai thập kỷ, Lee Myung-bak đã hết sức thành công trong cương vị thị trưởng thành phố 10 triệu dân này giai đoạn 2003-2007, sau đó ông trở thành tổng thống thứ 10 của Hàn Quốc.
Khi sức cạnh tranh và môi trường sống của Seoul gặp trục trặc, Lee Myung-bak đã đặt trọng tâm vào đó. Với phong cách mạnh mẽ, ông “máy ủi” đã tập trung vào hai dự án trọng điểm là khôi phục dòng suối Cheonggyecheon giữa trung tâm Seoul và nâng cấp hệ thống vận tải công cộng.
Bằng việc tạo ra một êkip gắn kết có đủ đại diện của các bên, ông đã thực hiện thành công hai dự án cùng với việc đẩy mạnh liên kết vùng để mang lại sức sống mới cho Seoul. Công thức thành công của ông rất đơn giản: xác định tầm nhìn chiến lược chính là nâng cao sức cạnh tranh và đáng sống của Seoul, sau đó tập trung vào việc xây dựng một liên minh mạnh để triển khai các mũi đột phá.
Còn tại Mỹ, luật bảo hiểm y tế toàn dân (Obamacare) được xem là một trong những thành tựu lớn nhất trong hai nhiệm kỳ tổng thống của ông Obama, dù bị Đảng Cộng hòa phản đối quyết liệt.
Điều thú vị là ý tưởng này lại xuất phát từ Mitt Romney - vị thống đốc thứ 70 thuộc Đảng Cộng hòa của bang Massachusetts, nơi là cái nôi của Đảng Dân chủ. Với kinh nghiệm hơn hai thập kỷ rất thành công trong lĩnh vực kinh doanh, nhất là kinh doanh tài chính, khi Massachusetts gặp khủng hoảng lãnh đạo do thâm hụt ngân sách trầm trọng và nhiều bê bối khác, Mitt Rommey đã nổi lên như một người có năng lực và đã giành chiến thắng thông qua bầu cử trực tiếp năm 2002.
Nhờ xây dựng được một đội ngũ cộng sự có năng lực không phân biệt đảng phái, Mitt Romney đã đạt được rất nhiều thành tựu trong nhiệm kỳ thống đốc 2003-2007.
Trong đó, đáng kể nhất là việc cắt giảm thâm hụt ngân sách và ban hành luật bảo hiểm y tế toàn bang (Romneycare). Một trong những chìa khóa là ông đã thuyết phục được Ted Kennedy - một trong những thượng nghị sĩ danh tiếng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ và thủ lĩnh của Đảng Dân chủ ở Massachusetts - ủng hộ và cùng hợp tác.

5 trăn trở của một bà mẹ trẻ gởi lãnh đạo TP.HCM

TTO - "Bao năm qua TP.HCM còn đầy rẫy những bất an như: tai nạn giao thông, cướp giật, đâm chém, ăn xin, xả rác... Và ở góc nhìn một người mẹ trẻ, bạo lực học đường là nỗi lo hàng đầu của tôi".
5 trăn trở của một bà mẹ trẻ gởi lãnh đạo TP.HCM
Giám thị quan sát camera ghi hình các góc khuất tại một trường học ở TP.HCM - Ảnh: N.Hùng
Trên đây là trăn trở của bạn đọc Trần Thị Mỹ Thanh gởi đến Tuổi Trẻ tham gia chuyên mục Dân đặt hàng lãnh đạo TP.HCM.
Nhằm góp thêm một góc nhìn khác từ người trong cuộc, Tuổi Trẻ Online giới thiệu bài viết này:
"Kính gửi Ngài Bí thư Thành ủy TP.HCM!
Trước tiên, tôi xin kính chúc Ngài Bí thư thật nhiều sức khỏe và niềm vui trong công việc cũng như cuộc sống.
Thật lòng, tôi rất mừng vì có Ngài Bí thư về TP.HCM. Hi vọng sự mạnh mẽ và quyết đoán trong công việc cũng như tầm nhìn của Ngài Bí thư sẽ cải tạo TP.HCM thành một trong những thành phố đáng sống ở VN.
Dù được xem là một thành phố lớn và hiện đại bậc nhất cả nước, nhưng bao năm qua TP.HCM còn đầy rẫy bất an như: tai nạn giao thông, cướp giật, đâm chém, bạo lực học đường, ăn xin, xả rác...
Và hơn hết ở góc nhìn một người mẹ trẻ, BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG là một trong những nỗi lo hàng đầu của tôi.
Hằng ngày nhan nhản trên mặt báo là các vụ học sinh đánh bạn dã man chỉ vì 1 cái nhìn, 1 câu nói, hay đơn giản chỉ vì va chạm khi sân trường đông đúc...
Ai cũng sắp và đang làm cha làm mẹ đều cảm thấy sợ và đau lòng khi hoặc nếu nạn nhân kế tiếp là con, cháu của chính mình.
Mỗi ngày hỏi thăm con đi học "có vui không? Ở trường có gì không?...".
Và tôi không khỏi giật mình khi nghe con trai bé nhỏ (lớp 7 Trường Lê Quý Đôn, Q.11) thuật lại: cách đây hai tháng có mấy anh lớp 9 đánh anh Sao Đỏ gãy tay.
Rồi nào là trước đó trường phải gắn cả camera trong khu vực nhà vệ sinh vì các bạn đánh nhau trong nhà vệ sinh... Nghe xong, tôi cảm giác thật đau lòng cho cha mẹ của các bạn nhỏ đó và nghĩ sợ hãi cho đứa con ốm yếu bé nhỏ của mình.
Con đang đến trường học để học đối nhân xử thế, học cái chữ hay con đang đến khu rừng để chứng kiến muôn thú đánh nhau. Sợ lắm Ngài Bí thư ạ!
Nhiều lúc tôi tự hỏi: Phải chi những vị chủ chốt của ngành giáo dục VN chịu ngồi suy nghĩ bằng cái TÂM của mình để đưa nền giáo dục phát triển. Bao nhiêu năm rồi, từ hồi tôi còn ngồi ghế nhà trường, giờ đến con mình cũng y chang hoặc tệ hơn!
Và dưới cách nhìn của một bà mẹ trẻ, tôi gởi đến Ngài Bí thư 5 vấn đề trăn trở của mình:
1- Đi học thêm (gia đình nào cũng phải cử người chở con em hoặc thuê xe ôm chạy nhong nhong suốt từ chiều đến tối. Có khi các em nó bận còn hơn mình đấy chứ)!
2- Trường không có các môn cho học sinh vui chơi rèn luyện tinh thần và thể chất như nước bạn (vẽ, nhạc, võ thuật, bơi, bóng rổ...). Hiện giờ các môn thể dục và vẽ ở trường giống như cho có, tôi thấy cũng như mấy chục năm về trước.
3-  Reng chuông ra chơi, học sinh nhào vô căngtin mua đồ ăn, chẳng em nào xếp hàng. Mặc dù nhà trường và gia đình đều dạy nhưng em nào cũng chen và không ai nhắc nhở tập thói quen.
4- Phòng vệ sinh của trường học bẩn kinh khủng, nếu không dạy nghiêm từ những việc nhỏ và cơ bản, các em sẽ không bao giờ có ý thức về cái dơ bẩn (nghĩa đen lẫn nghĩa bóng).
5- Bạo lực học đường: cần nghiêm cấm và xử lý các hành vi vi phạm thật nặng tùy theo mức độ, hoặc cho các học sinh cá biệt ra học riêng trường khác với chế độ kỷ luật gắt gao hơn, mọi chuyện đều có cách giải quyết!
Cảm ơn quý báo và Ngài Bí thư dành chút thời gian đọc những lời trăn trở này!"
Tuổi Trẻ làm cầu nối "Dân đặt hàng lãnh đạo TP.HCM"
Song song với việc đăng các ý kiến dưới phần BÌNH LUẬN dưới từng bài viết, bắt đầu từ ngày 18-2 Tuổi Trẻ Online (TTO - tuoitre.vn) sẽ mở thêm chuyên mục Dân đặt hàng lãnh đạo TP.HCM để người dân có thể chuyển những ý kiến hiến kế cũng như kỳ vọng của mình đến lãnh đạo TP.HCM.
Các ý kiến hay sẽ được đăng tải trên các sản phẩm của Tuổi Trẻ hoặc chuyển trực tiếp đến những người có trách nhiệm.
Kính mời bạn đọc gởi ý kiến đóng góp, hiến kế cho lãnh đạo TP.HCM về địa chỉ: 60A Hoàng Văn Thụ, P9, Q. Phú Nhuận TP.HCM hoặc gởi qua địa chỉ email: tto@tuoitre.com.vn.
TUỔI TRẺ ONLINE