Sau chuyến đi, vợ ông - vốn là phóng viên của Đài Phát thanh - Truyền hình huyện A Lưới - đã phát đi từ đài huyện một bản tin gây sửng sốt: Do không ai quản lý, không điện, đường, trường, trạm... nên hơn 30 năm nay, những người dân bị "bỏ quên" phải sống trong tình trạng hoang sơ như người nguyên thuỷ...
Cái gì cũng không
Từ Hồng Thuỷ - xã xa nhất của huyện A Lưới, giáp ranh với huyện Đak Rông (Quảng Trị) - vào tới thung lũng có ngôi làng bị "lãng quên" khoảng hơn 5km, nhưng do là đường đất mới vỡ tạm lởm chởm đá và bùn lầy, lại qua đồi, qua suối, nên đi mãi cũng còn thấy xa hun hút.
Người dẫn đường kiêm phiên dịch cho chúng tôi - anh Hoàng Văn Diệu, cán bộ tuyên giáo xã Hồng Thuỷ - chốc chốc lại dừng phân bua: "Đường ngon như ri là do mới đây Cty Thái Hoà vô đây trồng càphê nên san đường để chở nguyên liệu, chứ trước đó, đây chỉ là một con đường mòn nhỏ xíu, xe máy không vào được". Một lát anh lại "doạ": "Tranh thủ đi nhanh, không lát chiều trời mà mưa xuống, đường lầy, nước suối dâng cao thì chỉ có nước ở lại trong này đến mai mới ra được".
Làng có tên là Paye theo cách gọi của người địa phương, với hơn 68 hộ dân chia làm 3 cụm, nằm cách biệt nhau ở 3 hẻm núi. Những người già nhất ở đây kể, làng được hình thành từ những năm sau ngày đất nước thống nhất. Lúc đầu chỉ lác đác một số hộ dân ở các xã Hồng Kim, Hồng Vân, Bắc Sơn... của huyện A Lưới bỏ địa phương qua đây sinh sống.
Sau do thấy đất đai ở đây rộng rãi, lại phì nhiêu nên họ lần lượt rủ nhau qua đây lập nghiệp rồi sinh con đẻ cái, hình thành nên làng Paye như bây giờ. Và theo đúng như truyền thống quần cư của người Tà Ôi từ bao đời trước, hiện ở làng Paye, hai hoặc nhiều cặp vợ chồng, con cái - là cha con, anh em... cùng sống chung với nhau trong một ngôi nhà sàn trống hoác và bên trong, cái đáng để gọi là tài sản, có thể là mấy cái soong chảo và một ít cùi bắp treo trên giàn bếp.
Vào làng, bất cứ lúc nào cũng gặp toàn trẻ con và đàn ông ở nhà cởi trần địu con nhỏ đi dạo, còn muốn gặp phụ nữ thì... lên rẫy. Đến nay, ở làng Paye vẫn còn duy trì nếp nghĩ: Kiếm ăn là việc của phụ nữ, còn với người đàn ông, công việc quan trọng nhất là... uống rượu(!).
Vậy nên khi hỏi bà con mình ở đây sinh sống thế nào? - ông Hồ Văn Nghệ - 45 tuổi - kể túc tắc: "Thì sắn, ngô, lúa... mình trồng trên rẫy; con chồn, con heo có sẵn trong rừng; con cá có sẵn ngoài suối đó, nhà mình đi làm, đi bắt về rồi ăn chung với nhau. Nhưng mà cũng khổ lắm. Khổ là do mình không trồng được lúa, lại không có nhiều tiền để đi mua gạo nên một năm có đến sáu - bảy tháng phải ăn cơm độn với ngô và sắn".
Tuy vậy ở làng Paye, cái ăn không phải là vấn đề. Do sống cách biệt trong hẻm núi, lại không thuộc sự quản lý của ai trong suốt thời gian dài hơn 30 năm, nên ở làng Paye không có chính quyền thôn bản, không có già làng, không có điện, không đường, không trường học, không trạm xá, không đài, không tivi... Nói tóm lại một cách đau lòng là so với tiêu chí thông thường của một cộng đồng văn minh, thì ở đây gần như đúng nghĩa là... người nguyên thuỷ!
Đau thì nằm...
Làng cái gì cũng không, người dân lại chỉ thi thoảng ra khỏi làng để... mua rượu uống và trao đổi sản vật, nên một trong những hệ lụy tất yếu và đau lòng là gia đình có rất nhiều con. Hiện chưa ai thống kê được 68 hộ dân của làng Paye có bao nhiêu khẩu, chỉ biết là trung bình mỗi gia đình ở đây có từ 4 - 10 con, tuỳ theo thâm niên kết hôn và tuổi tác.
Chị Hồ Thị Nguôi - mới 42 tuổi, nhưng đã là mẹ của 7 đứa con đen đúa và còi cọc (đứa lớn nhất mới 10 tuổi và nhỏ nhất là hai tuổi rưỡi). Và cũng như cha mẹ, ông bà của chúng, tất cả đều chưa một lần được tập đọc, tập viết. Hỏi "sao lại đẻ nhiều con vậy?" - chị trả lời: "Không biết làm răng để hết đẻ". Chỉ vào đứa con nhỏ nhất của chị, hỏi "sao bụng bé lại to như bụng cóc?" - chị cười: "Nó bị giun". Hỏi "sao không mua thuốc xổ giun?" - chị lại cười hỏi lại: "Không biết thuốc xổ giun bán chỗ mô mà mua".
Chuyện mãi, cô Hồ Thị Mai - 21 tuổi mà chúng tôi gặp tình cờ khi mới vào làng - mới tâm sự rất thật là "mình rất muốn có người yêu, rất muốn lấy chồng, sinh con, nhưng ở trong làng này chẳng ai ưa. Trai làng khác thì nó càng không ưa vì nó chê mình ngu, mình không biết chữ".
Theo Mai thì ở trong làng, con gái tuổi từ 20 đến 35 thèm có người yêu, thèm lấy chồng nhưng không có ai để ý giống như em, nhiều đếm phải hết hai bàn tay. Mai và người trong làng còn cho biết một sự thật đau lòng hơn: Cũng không dưới một bàn tay số con gái trong làng không lấy được chồng, nhưng con thì mỗi người ít nhất là... hai đứa!
Theo chỉ dẫn, chúng tôi tìm đến nhà một cô gái không chồng, nhưng có 4 con tên là Kăn Liên để xem thế nào. Và dù đã được người đưa đường kiêm phiên dịch dặn trước là phải cẩn thận khi hỏi, nếu không họ sẽ chối, nhưng không hiểu sao, Kăn Liên lại phát hiện ra và cô tạo ngay cho mình "một lý lịch" rất hoàn hảo: "Chồng mình đang đi làm trên rẫy, hai con lớn của mình đang gởi cho nhà bố mẹ ở Bắc Sơn để đi học, ở đây còn hai đứa nhỏ chưa đến tuổi đi học..." (!).
Từ Hồng Thuỷ - xã xa nhất của huyện A Lưới, giáp ranh với huyện Đak Rông (Quảng Trị) - vào tới thung lũng có ngôi làng bị "lãng quên" khoảng hơn 5km, nhưng do là đường đất mới vỡ tạm lởm chởm đá và bùn lầy, lại qua đồi, qua suối, nên đi mãi cũng còn thấy xa hun hút.
Người dẫn đường kiêm phiên dịch cho chúng tôi - anh Hoàng Văn Diệu, cán bộ tuyên giáo xã Hồng Thuỷ - chốc chốc lại dừng phân bua: "Đường ngon như ri là do mới đây Cty Thái Hoà vô đây trồng càphê nên san đường để chở nguyên liệu, chứ trước đó, đây chỉ là một con đường mòn nhỏ xíu, xe máy không vào được". Một lát anh lại "doạ": "Tranh thủ đi nhanh, không lát chiều trời mà mưa xuống, đường lầy, nước suối dâng cao thì chỉ có nước ở lại trong này đến mai mới ra được".
Làng có tên là Paye theo cách gọi của người địa phương, với hơn 68 hộ dân chia làm 3 cụm, nằm cách biệt nhau ở 3 hẻm núi. Những người già nhất ở đây kể, làng được hình thành từ những năm sau ngày đất nước thống nhất. Lúc đầu chỉ lác đác một số hộ dân ở các xã Hồng Kim, Hồng Vân, Bắc Sơn... của huyện A Lưới bỏ địa phương qua đây sinh sống.
Sau do thấy đất đai ở đây rộng rãi, lại phì nhiêu nên họ lần lượt rủ nhau qua đây lập nghiệp rồi sinh con đẻ cái, hình thành nên làng Paye như bây giờ. Và theo đúng như truyền thống quần cư của người Tà Ôi từ bao đời trước, hiện ở làng Paye, hai hoặc nhiều cặp vợ chồng, con cái - là cha con, anh em... cùng sống chung với nhau trong một ngôi nhà sàn trống hoác và bên trong, cái đáng để gọi là tài sản, có thể là mấy cái soong chảo và một ít cùi bắp treo trên giàn bếp.
Vào làng, bất cứ lúc nào cũng gặp toàn trẻ con và đàn ông ở nhà cởi trần địu con nhỏ đi dạo, còn muốn gặp phụ nữ thì... lên rẫy. Đến nay, ở làng Paye vẫn còn duy trì nếp nghĩ: Kiếm ăn là việc của phụ nữ, còn với người đàn ông, công việc quan trọng nhất là... uống rượu(!).
Vậy nên khi hỏi bà con mình ở đây sinh sống thế nào? - ông Hồ Văn Nghệ - 45 tuổi - kể túc tắc: "Thì sắn, ngô, lúa... mình trồng trên rẫy; con chồn, con heo có sẵn trong rừng; con cá có sẵn ngoài suối đó, nhà mình đi làm, đi bắt về rồi ăn chung với nhau. Nhưng mà cũng khổ lắm. Khổ là do mình không trồng được lúa, lại không có nhiều tiền để đi mua gạo nên một năm có đến sáu - bảy tháng phải ăn cơm độn với ngô và sắn".
Tuy vậy ở làng Paye, cái ăn không phải là vấn đề. Do sống cách biệt trong hẻm núi, lại không thuộc sự quản lý của ai trong suốt thời gian dài hơn 30 năm, nên ở làng Paye không có chính quyền thôn bản, không có già làng, không có điện, không đường, không trường học, không trạm xá, không đài, không tivi... Nói tóm lại một cách đau lòng là so với tiêu chí thông thường của một cộng đồng văn minh, thì ở đây gần như đúng nghĩa là... người nguyên thuỷ!
Đau thì nằm...
Làng cái gì cũng không, người dân lại chỉ thi thoảng ra khỏi làng để... mua rượu uống và trao đổi sản vật, nên một trong những hệ lụy tất yếu và đau lòng là gia đình có rất nhiều con. Hiện chưa ai thống kê được 68 hộ dân của làng Paye có bao nhiêu khẩu, chỉ biết là trung bình mỗi gia đình ở đây có từ 4 - 10 con, tuỳ theo thâm niên kết hôn và tuổi tác.
Chị Hồ Thị Nguôi - mới 42 tuổi, nhưng đã là mẹ của 7 đứa con đen đúa và còi cọc (đứa lớn nhất mới 10 tuổi và nhỏ nhất là hai tuổi rưỡi). Và cũng như cha mẹ, ông bà của chúng, tất cả đều chưa một lần được tập đọc, tập viết. Hỏi "sao lại đẻ nhiều con vậy?" - chị trả lời: "Không biết làm răng để hết đẻ". Chỉ vào đứa con nhỏ nhất của chị, hỏi "sao bụng bé lại to như bụng cóc?" - chị cười: "Nó bị giun". Hỏi "sao không mua thuốc xổ giun?" - chị lại cười hỏi lại: "Không biết thuốc xổ giun bán chỗ mô mà mua".
Chuyện mãi, cô Hồ Thị Mai - 21 tuổi mà chúng tôi gặp tình cờ khi mới vào làng - mới tâm sự rất thật là "mình rất muốn có người yêu, rất muốn lấy chồng, sinh con, nhưng ở trong làng này chẳng ai ưa. Trai làng khác thì nó càng không ưa vì nó chê mình ngu, mình không biết chữ".
Theo Mai thì ở trong làng, con gái tuổi từ 20 đến 35 thèm có người yêu, thèm lấy chồng nhưng không có ai để ý giống như em, nhiều đếm phải hết hai bàn tay. Mai và người trong làng còn cho biết một sự thật đau lòng hơn: Cũng không dưới một bàn tay số con gái trong làng không lấy được chồng, nhưng con thì mỗi người ít nhất là... hai đứa!
Theo chỉ dẫn, chúng tôi tìm đến nhà một cô gái không chồng, nhưng có 4 con tên là Kăn Liên để xem thế nào. Và dù đã được người đưa đường kiêm phiên dịch dặn trước là phải cẩn thận khi hỏi, nếu không họ sẽ chối, nhưng không hiểu sao, Kăn Liên lại phát hiện ra và cô tạo ngay cho mình "một lý lịch" rất hoàn hảo: "Chồng mình đang đi làm trên rẫy, hai con lớn của mình đang gởi cho nhà bố mẹ ở Bắc Sơn để đi học, ở đây còn hai đứa nhỏ chưa đến tuổi đi học..." (!).
Mỗi gia đình ở làng Paye trung bình có
từ 4 - 10 con tuỳ theo thâm niên kết hôn. |
Nhắc đến chuyện ốm đau, ông Hồ Văn Tin - 50 tuổi, chồng của chị Nguôi - sau một hồi nhăn trán ngồi nhớ đã quả quyết là đời ông chưa bao giờ phải đi khám bệnh, nhưng không phải vì ông chưa bao giờ bị bệnh, mà bởi "ở đây không có bác sĩ, không có trạm xá, không có thuốc nên có đau thì nằm nghỉ, khi mô hết đau thì dậy đi làm, nếu không dậy được thì... đem đi chôn" - ông nói.
Chị Nguôi cười tiếp lời: "Nói rứa thôi, chớ lâu ni ở đây chưa có ai chết vì đau hết" (?). Trước đó, khi chúng tôi chuẩn bị vào làng Paye, một cán bộ huyện A Lưới khoe người ở đây có một củ thuốc trị đau bụng rất hiệu nghiệm. Mỗi lần đau, chỉ cần ra rừng đào một củ lên nhai nuốt vài miếng là hết ngay. Tuy nhiên, vì đây là loại thuốc bí truyền nên phải là người thân quen, họ mới cho nguyên cả củ, còn không, họ đưa cho củ đã cạo vỏ vì sợ mình đem về trồng. Hôm vào làng, chúng tôi vờ đau bụng và người phiên dịch nói mãi, trong làng mới có người đi đào thuốc, gọt vỏ đưa cho bảo nhai. Nhìn kỹ hoá ra đó là củ... nghệ đen. Nghĩ mà thương.
Vất vả, thiếu thốn, nghèo đói, lạc hậu... thiệt thòi đủ bề như vậy, nhưng khi hỏi có muốn rời làng để đến một nơi ở mới có đầy đủ điện, đường, trường, trạm, cùng nhiều thứ khác không, thì hầu hết người dân ở đây đều lắc đầu nói không. "Mình sống ở đây quen rồi. Ơ đây đất đai nhiều, lại tốt, trồng bắp, trồng sắn củ to, trái to, nuôi bò, dê cũng mau béo. Đi tới chỗ mô có điện, đường, nhưng không có đất thì cũng không bằng chỗ ni...".
Trời không nghe đất, thì đất nghe trời...
Trở lại với chuyện "phát hiện" ra làng Paye của ông Hồ Xuân Trăng - Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới. Ông Trăng thanh minh: "Nói phát hiện một ngôi làng bị lãng quên hơn 30 năm thì cũng đúng nhưng chưa chính xác, bởi thật ra địa phương cũng có người biết về sự tồn tại của làng Paye. Tuy nhiên, do hoàn cảnh của huyện còn quá khó khăn nên không còn cách nào khác, đành phải "mắt nhắm mắt mở".
Vừa rồi, ngay sau khi bản tin về làng Paye phát trên đài, huyện đã thành lập đoàn liên ngành vào kiểm tra, khảo sát nhiều lần, sau đó họp và đã thống nhất, thôi trời không nghe đất thì đất nghe trời, không vận động được bà con đi thì huyện sẽ tái thiết lại làng Paye để cải thiện cuộc sống cho bà con".
Theo như dự án tái thiết làng Paye mà ông Hồ Xuân Trăng đang viết để trình xin vốn thì sắp tới, làng Paye sẽ được tái thiết hoàn toàn với một viễn cảnh rất tươi sáng: Làm đường cấp phối nối từ xã Hồng Thuỷ vào, kéo điện, nước, quy hoạch lại đất thổ cư để cấp cho các hộ gia đình, xây trường, trạm... Trước mắt, tất cả trẻ em đang độ tuổi đến trường của làng Paye sẽ được đưa ra xã Hồng Thuỷ để cho đi học. Hiện khu vực làng Paye còn hơn 400ha đất rất màu mỡ, nên huyện sẽ đầu tư làm những trang trại kiểu mẫu và sau đó, sẽ cung ứng giống, cây trồng, vật nuôi... để dạy và giúp người dân làm trang trại nhằm cải thiện đời sống kinh tế...
Tuy vậy, đến khi nào những điều tốt đẹp được viết trong dự án trở thành hiện thực thì ông Hồ Xuân Trăng không trả lời được, vì số vốn quá lớn, vượt quá khả năng của địa phương. "Chỉ tính riêng việc mở đường cấp phối, kéo điện, làm hệ thống nước không thôi cũng đã mất hơn 14 tỉ đồng rồi" - ông Trăng thở dài.
Chị Nguôi cười tiếp lời: "Nói rứa thôi, chớ lâu ni ở đây chưa có ai chết vì đau hết" (?). Trước đó, khi chúng tôi chuẩn bị vào làng Paye, một cán bộ huyện A Lưới khoe người ở đây có một củ thuốc trị đau bụng rất hiệu nghiệm. Mỗi lần đau, chỉ cần ra rừng đào một củ lên nhai nuốt vài miếng là hết ngay. Tuy nhiên, vì đây là loại thuốc bí truyền nên phải là người thân quen, họ mới cho nguyên cả củ, còn không, họ đưa cho củ đã cạo vỏ vì sợ mình đem về trồng. Hôm vào làng, chúng tôi vờ đau bụng và người phiên dịch nói mãi, trong làng mới có người đi đào thuốc, gọt vỏ đưa cho bảo nhai. Nhìn kỹ hoá ra đó là củ... nghệ đen. Nghĩ mà thương.
Vất vả, thiếu thốn, nghèo đói, lạc hậu... thiệt thòi đủ bề như vậy, nhưng khi hỏi có muốn rời làng để đến một nơi ở mới có đầy đủ điện, đường, trường, trạm, cùng nhiều thứ khác không, thì hầu hết người dân ở đây đều lắc đầu nói không. "Mình sống ở đây quen rồi. Ơ đây đất đai nhiều, lại tốt, trồng bắp, trồng sắn củ to, trái to, nuôi bò, dê cũng mau béo. Đi tới chỗ mô có điện, đường, nhưng không có đất thì cũng không bằng chỗ ni...".
Trời không nghe đất, thì đất nghe trời...
Trở lại với chuyện "phát hiện" ra làng Paye của ông Hồ Xuân Trăng - Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới. Ông Trăng thanh minh: "Nói phát hiện một ngôi làng bị lãng quên hơn 30 năm thì cũng đúng nhưng chưa chính xác, bởi thật ra địa phương cũng có người biết về sự tồn tại của làng Paye. Tuy nhiên, do hoàn cảnh của huyện còn quá khó khăn nên không còn cách nào khác, đành phải "mắt nhắm mắt mở".
Vừa rồi, ngay sau khi bản tin về làng Paye phát trên đài, huyện đã thành lập đoàn liên ngành vào kiểm tra, khảo sát nhiều lần, sau đó họp và đã thống nhất, thôi trời không nghe đất thì đất nghe trời, không vận động được bà con đi thì huyện sẽ tái thiết lại làng Paye để cải thiện cuộc sống cho bà con".
Theo như dự án tái thiết làng Paye mà ông Hồ Xuân Trăng đang viết để trình xin vốn thì sắp tới, làng Paye sẽ được tái thiết hoàn toàn với một viễn cảnh rất tươi sáng: Làm đường cấp phối nối từ xã Hồng Thuỷ vào, kéo điện, nước, quy hoạch lại đất thổ cư để cấp cho các hộ gia đình, xây trường, trạm... Trước mắt, tất cả trẻ em đang độ tuổi đến trường của làng Paye sẽ được đưa ra xã Hồng Thuỷ để cho đi học. Hiện khu vực làng Paye còn hơn 400ha đất rất màu mỡ, nên huyện sẽ đầu tư làm những trang trại kiểu mẫu và sau đó, sẽ cung ứng giống, cây trồng, vật nuôi... để dạy và giúp người dân làm trang trại nhằm cải thiện đời sống kinh tế...
Tuy vậy, đến khi nào những điều tốt đẹp được viết trong dự án trở thành hiện thực thì ông Hồ Xuân Trăng không trả lời được, vì số vốn quá lớn, vượt quá khả năng của địa phương. "Chỉ tính riêng việc mở đường cấp phối, kéo điện, làm hệ thống nước không thôi cũng đã mất hơn 14 tỉ đồng rồi" - ông Trăng thở dài.
Nguồn: LĐO |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét