Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2016

Tư liệu: NIÊM YẾT SÀN MỸ QUA ADR

Con Đường Ngắn Cho Doanh Nghiệp Đã Niêm Yết

Alan Phan

Định nghĩa ADR

ADR (American Depositary Receipt) là một chứng chỉ phát hành bởi một ngân hàng lớn của Mỹ chứng nhận người sở hữu là chủ nhân của một “số lượng cổ phần” của một “công ty nước ngoài”. ADR thường tương đương với giá trị của cổ phần đang được lưu hành tại sàn chứng khoán nước sở tại. Chẳng hạn, nếu cổ phiếu ADR của HSBC tại Mỹ (NYSE) có giá $49; thì giá trị của số cổ phiếu trong một ADR của HSBC cũng có một giá trị tương đương trong ngày tại sàn Hong Kong.
Khác biệt là giá cổ phiếu của nước ngoài dùng ngoại tệ như Euro tại châu Âu, yen tại Nhật, AUD tại Úc, thì ADR đều được hoán chuyển và giao dịch bằng US dollar. Mọi rủi ro, số cổ tức hay trồi sụt về giá cả cổ phiếu đều do giao dịch tại sàn chứng khoán nước sở tại (nơi công ty niêm yết chính thức) quyết định.
Lý do các nhà đầu tư Mỹ chuộng ADR vì ADR thuận tiện cho việc kế toán tại Mỹ, không bắt người sở hữu phải lo lắng về thuế vụ nước ngoài hay phí tổn hành chánh. ADR thường được niêm yết trên các sàn NYSE, AMEX, Nasdaq hay OTC nên mọi giao dịch đều có thanh khoản cao.

Mục Tiêu Vốn của ADR

ADR có thể dùng để gây vốn cho doanh nghiệp như một cổ phiếu đã đươc niêm yết trên sàn Mỹ.
Vốn đến từ IPO, phát hành thứ cấp (secondary offering), trao đổi cổ phiếu trong M&A, bán riêng tư (private placement – Rule 144A của SEC), bán ngoài nước Mỹ (Reg S của SEC), trả lương cho nhân viên, đối tác hay tư vấn…
Số tiền gây được tùy vào tầm cỡ, tình trạng tài chánh, chương trình tiếp thị của doanh nghiệp; cũng như thanh khoản của thị trường vốn.

Lợi điểm ADR so với các phương cách khác

ADR tạo thêm cơ hội để doanh nghiệp bạn có một kênh gây vốn ngoài Việt Nam; và sẽ làm gia tăng thanh khoản của cổ phiếu doanh nghiệp.

Thủ tục ADR

Để được phép phát hành ADR, ngân hàng bảo lãnh phải nộp đầy đủ hồ sơ về doanh nghiệp (Form F-1) cho SEC và lo thủ tục quản kho (custodian). Ngoài ra, doanh nghiệp cần tư vấn về mặt kế toán, pháp lý, ngân hàng, tiếp thị, PR và iR (investor relation); nhất là filing hàng năm (20-F).

Nguyên tắc để thành công trong ADR

Minh bạch (transparency) và hoàn toàn khai mở (full disclosure).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét